Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bosna và Hercegovina”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Bosnia_and_Herzegovina_National_Anthem.oga đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Ronhjones vì lý do: In category [[:category:Media_missing_permission_as_of_29_July_2018|Media_missing_perm
Dòng 160:
Sự công nhận quốc tế với Bosna và Hercegovina đã làm gia tăng sức ép ngoại giao với [[Quân đội Nhân dân Nam Tư]] (JNA) rút quân khỏi lãnh thổ của nước cộng hoà và họ đã chính thức thực hiện điều này. Tuy nhiên, trên thực tế, các thành viên người Serb Bosna của JNA đơn giản chỉ đổi phù hiệu, hình thành nên [[Quân đội Republika Srpska]], và tiếp tục chiến đấu. Được trang bị và vũ trang từ các kho quân dụng của JNA tại Bosna, được ủng hộ bởi những người tình nguyện và nhiều [[Bán vũ trang|lực lượng bán vũ trang]] từ Serbia, và nhận được sự hỗ trợ lớn về trợ giúp nhân đạo, hậu cầu và tài chính từ [[Cộng hoà Liên bang Nam Tư]], những cuộc tấn công của Republika Srpska năm 1992 đã giúp đặt hầu hết đất nước dưới quyền kiểm soát của họ.<ref name="Malcolm"/>
 
Ban đầu, các lực lượng Serb tấn công dân cư không phải người Serb ở Đông Bosna. Khi các [[thị trấn]] và làng mạc đã ở trong tay họ, các lực lượng Serb, quân đội, cảnh sát, bán vũ trang, và thỉnh thoảng, cả những người dân làng là người Serb - đều có hành động giống nhau: các ngôi nhà và căn hộ của người Bosna bị cướp bóc hay đốt phá một cách có hệ thống, thường dân Bosna bị bao vây hay bắt giữ, và thỉnh thoảng bị đánh hay bị giết trong quá trình này. 2.2 triệu người tị nạn đã phải dời bỏ nhà cửa sau khi chiến tranh chấm dứt (cả ba sắc tộc).<ref>{{Chú thích web|url=http://www.unhcr.org/research/RESEARCH/3ae6a0c58.pdf|tiêu đề= The humanitarian operation in Bosnia, 1992-95: the dilemmas of negotiating humanitarian access|tháng=May | năm=1999|tác giả 1=United Nations High Commission for Refugees|ngày truy cập = ngày 24 tháng 6 năm 2008 |định dạng=PDF}}</ref> Đàn ông và phụ nữ bị cách ly, nhiều người đàn ông bị giam giữ trong các trại. Phụ nữ bị giữ ở nhiều trung tâm giam giữ nơi họ phải sống trong các điều kiện mất vệ sinh, bị đối xử tàn nhẫn theo nhiều cách, gồm cả việc bị cưỡng hiếp nhiều lần. Các binh lính hay cảnh sát người Serb có thể tới các trung tâm giam giữ đó, lựa chọn một hay nhiều người phụ nữ, lôi họ ra và hiếp dândâm.<ref name="ICTY: Kunarac, Kovač and Vuković judgement - Foča">{{Chú thích web|url=http://www.un.org/icty/kunarac/trialc2/judgement/kun-tj010222e-5.htm#VC|tiêu đề=ICTY: The attack against the civilian population and related requirements}}</ref>
 
Tháng 6 năm 1992 sự tập trung chú ý chuyển sang [[Novi Travnik]] và [[Gornji Vakuf-Uskoplje|Gornji Vakuf]] nơi những nỗ lực giành thêm lãnh thổ của Hội đồng Quốc phòng Croat (HVO) gặp sự kháng cự. Ngày 18 tháng 6 năm 1992 Lực lượng phòng vệ Lãnh thổ Bosna tại Novi Travnik nhận được một [[tối hậu thư]] từ HVO gồm những yêu cầu xoá bỏ các định chế đang tồn tại của Bosna và Hercegovina, thành lập chính quyền của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosna và tuyên bố trung thành với nó, hạ tầm của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ phụ thuộc vào HVO và trục xuất những người tị nạn Hồi giáo, tất cả phải diễn ra trong 24 giờ. Cuộc tấn công được tung ra ngày 19 tháng 6. Trường tiểu học và [[bưu điện]] bị tấn công và phá hoại.<ref>ICTY - Kordic and Cerkez judgment - II. PERSECUTION: THE HVO TAKE-OVERS B. Novi Travnik - [http://www.un.org/icty/kordic/trialc/judgement/kor-tj010226e-4.htm#IIB]</ref> Gornji Vakuf ban đầu bị tấn công bởi người Croat ngày 20 tháng 6 năm 1992, nhưng cuộc tấn công thất bại. [[Thoả thuận Graz]] đã gây ra sự chia rẽ lớn bên trong cộng đồng Croat và tăng cường sức mạnh cho nhóm ly khai, dẫn tới sự xung đột với người Bosna. Một trong những lãnh đạo Croat đầu tiên ủng hộ liên minh, [[Blaž Kraljević]] (lãnh đạo của nhóm vũ trang [[Các lực lượng Phòng vệ Croatia|HOS]]) bị giết hại bởi các binh sĩ HVO trong tháng 8 năm 1992, làm suy yếu mạnh nhóm ôn hoà đang hy vọng giữ liên minh Bosna Croat tiếp tục.<ref>''Sarajevo, i poslije'', Erich Rathfelder, [[München]] 1998 [http://www.hsp1861.hr/vijesti/201129erra.htm]</ref> Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 10 năm 1992 khi các lực lượng Croat tấn công dân cư Bosna tại [[Prozor-Rama|Prozor]]. Theo ''bản cáo trạng [[Jadranko Prlić]]'', các lực lượng HVO đã quét sạch hầu hết người Hồi giáo khỏi thị trấn Prozor và nhiều làng mạc xung quanh.<ref name="ICTY: Prlić et al. (IT-04-74)" /> Cùng lúc ấy, người Croat từ các thị trấn Konjic và Bugojno bị buộc phải rời bọ nhà cửa, trong khi nhiều ngoời bị giết hại hay bị giữ trong các [[nhà tù|trại tập trung]]. Liên minh giữa người Croat và người Hồi giáo tan vỡ và hầu hết người Croat bị buộc phải rời bỏ các thành phố có đa số người Hồi giáo (Sarajevo, Zenica).