Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khánh Phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Khánh Phong''' (chữ Hán: 庆封; ?-538 TCN) là đại phu nước Tề thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã thao túng chính sự …”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Khánh Phong''' ([[chữ Hán]]: 庆封; ?-[[538 TCN]]) là đại phu [[nước Tề]] thời [[Xuân Thu]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông đã thao túng chính sự nước Tề một thời gian và cuối cùng bị diệt cả gia tộc.
 
== Diệt Thôi Trữ ==
Khánh Phong vốn là đại phu nước Tề, ông xuất hiện trong [[Sử ký]] từ khi [[Tề Cảnh công]] lên ngôi.
 
Năm [[548 TCN]], đại phu [[Thôi Trữ]] giết chết [[Tề Trang công (Quang)|Tề Trang công]], lập Tề Cảnh công lên ngôi và mời Khánh Phong cùng dự triều chính. Hai người chuyên quyền, muốn chèn ép các quan nước Tề, bắt họ thề theo mình. [[Án Anh]] không chịu theo, chỉ thề trung thành với nước Tề và vua Tề. Khánh Phong định giết Án Anh nhưng Thôi Trữ cản lại vì Án Anh rất có uy tín với người trong nước.
 
Thôi Trữ được phong làm tướng quốc, Khánh Phong mưu trừ Thôi Trữ để một mình chuyên quyền.
Dòng 12:
Do bị những người cùng phe Thôi Minh là Vô Cữu và Đông Quách Yển bức bách, Thôi Thành và Thôi Cương sợ hãi chạy sang nhà Khánh Phong cầu cứu. Khánh Phong theo lời Lư Bồ Miết <ref>Lư Bồ Miết là vệ sĩ của của Tề Trang công, nuôi chí báo thù cho Trang công, tạm ẩn mình theo Khánh Phong. Nhân dịp đó An muốn diệt Trữ để trả thù cho vua Tề. Sau này Miết tham gia vào cuộc lật đổ nốt Khánh Phong</ref> nhân nhà họ Thôi có loạn bèn cấp quân cho Thành và Cương trở về đánh giết Vô Cữu và Yển. Cả nhà họ Thôi chạy tán loạn, Thôi Trữ cùng một người vợ lẽ họ Thôi chạy thoát ra ngoài. Thôi Trữ không biết vụ Thôi Thành và Thôi Cương do Khánh Phong tiếp tay, lại sai một viên hoạn quan đánh xe đến gặp Khánh Phong cầu cứu, trị tội hai người con lớn. Khánh Phong giả cách nhiệt tình giúp đỡ, lại sai lực sĩ Lư Bồ Miết mang quân sang nhà họ Thôi diệt trừ Thành và Cương.
 
Lư Bồ Miết theo lệnh Khánh Phong, đi giết Thành, Cương, nhân thể diệt toàn bộ gia quyến họ Thôi. Hai vợ chồng Thôi Trữ trở về nhà thấy nhà cửa tan hoang, cả họ bị giết không còn ai, mới nhận ra mưu đồ của Khánh Phong, bèn tự sát<ref name="sk">Sử ký, Tề Thái công thế gia</ref>. Quyền hành nước Tề lọt vào tay Khánh Phong.
 
== Thoát chết trong vụ diệt gia tộc ==
Dòng 32:
Tề Cảnh công sai sứ sang nước Lỗ trách hỏi việc dung nạp Khánh Phong. Ông phải bỏ chạy sang nước Ngô. Vua Ngô Dư Sái thu nhận ông, gả con gái và cho Khánh Phong ở huyện Chu Phương.
 
Năm [[538 TCN]], [[Sở Linh vương]] muốn ra uy với chư hầu và trả thù nước Ngô nhiều lần lấn cướp biên giới, bèn lấy danh nghĩa trừng phạt Khánh Phong và mang quân đánh huyện Chu Phương.
 
Khánh Phong không chống cự nổi, bị quân Sở bắt. Sở Linh vương mang Khánh Phong ra, đặt đao búa lên người và dẫn đi rao trong doanh trại quân Sở, sai người hô to:
:''Không ai được theo gương Khánh Phong!''
 
Khánh Phong bèn hô lại:
:''Đừng ai bắt chước con thứ Sở Cung vương là Vi<ref>Tức là Sở Linh vương</ref> giết vua cướp ngôi và giao ước với chư hầu!''
 
Trong quân Sở nhiều người bật cười<ref>Xuân Thu tam truyện, tập 4, tr 296</ref>. Sở Linh vương xấu hổ vì bản thân mình vốn giết vua cũ để giành ngôi, vội sai mang Khánh Phong tử hình ngay.
Dòng 46:
== Liên hệ trong lịch sử Việt Nam ==
Gần 2000 năm sau, khi Hồ Quý Ly bị Minh Thành Tổ Chu Lệ bắt mang về Yên Kinh (1407), vua Minh có hỏi tội giết các vua Trần cướp ngôi. Hồ Quý Ly không trả lời được. Minh Thành Tổ cũng vốn là phiên vương ngành thứ có hành động cướp ngôi của cháu là Minh Huệ Đế. Vua Tự Đức phê vào đoạn này trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục như sau:
:''Rất đáng tiếc Quý Ly không làm được như Khánh Phong nước Tề đối đáp với công tử Vi để làm sướng tai mắt ngàn đời''<ref>Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 12</ref>.
 
==Xem thêm==
Dòng 55:
 
==Tham khảo==
* [[Sử ký Tư Mã Thiên]], thiên:
**''Tề Thái công thế gia''
* [[Khổng Tử]] (2002), ''Xuân Thu tam truyện, tập 4,'' NXB TP Hồ Chí Minh
* [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]]
 
==Chú thích==