Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Goth”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Cuộc xâm nhập đầu tiên của người Goths vào Đế chế Lã Mã diễn ra vào năm 238. Tài liệu ghi chép về người Goths trước thời kỳ này rất hiếm, nguồn tài liệu quan trọng nhất là tác phẩm bán hư cấu ''[[Getica]]'' của [[Jordanes]] vào thế kỷ thứ 6, trong đó mô tả sự di cư của người Goths từ [[Scandza]], một khu vực ngày nay được cho là ở [[Götaland]] ([[Thụy Điển]]), cho tới [[Gothiscandza]], khu vực được cho là vùng hạ [[Vistula]] ở [[Pomerania]] ([[Ba Lan]]) ngày nay, từ đó người Goths tới khu vực bờ [[biển Đen]] (ngày nay là [[Ukraine]], [[Romania]] và [[Moldova]]). Hai nền [[văn hóa Wielbark]] và [[Văn hóa Chernyakhov|Chernyakhov]] ở đông bắc vùng hạ Danube được cho là các dấu tích khảo cổ của cuộc di cư này.
 
Vào thế kỷ 3 và thế kỷ 4, người Goths chia ra làm hai nhóm khác biệt là [[Thervingi]] và [[Greuthungi]], hai nhóm này được ngăn cách bởi con [[sông Dniester]]. Họ liên tục mở các cuộc tấn công Đế chế La Mã trong cuộc [[Chiến tranh Gothic (375–382)]]. Cuối thế kỷ 4, [[người HunHung]] ở phía đông xâm chiếm vùng Gothic. Trong khi nhiều người Goths khuất phục và hòa nhập vào [[Đế chế HunHung]] thì nhiều người khác bị đẩy tới Đế quốc La Mã và được chuyển đổi sang [[Kitô giáo]] bởi nhà truyền giáo [[Wulfila]], người đã sáng chế ra bảng chữ cái Gothic để dịch [[Kinh Thánh]].
 
Tới thế kỷ 5 và 6, người Goths được chia thành hai bộ tộc chính, [[Visigoths]] và [[Ostrogoths]]. Cả hai lập nên các nhà nước nối tiếp [[Đế quốc Tây La Mã]]. Ở [[Italia]], [[Vương quốc Ostrogoths]] thành lập bởi [[Theodoric Đại đế]] bị quân đội [[Đế quốc Đông La Mã]] đánh bại sau cuộc [[Chiến tranh Gothics (535-554)]]. Đến thế kỷ 5, [[Vương quốc Visigoths]] ở [[Aquitaine]] bị người [[Frank]] đẩy tới [[Hispania]] năm 507 và chuyển đổi sang [[Công giáo]] vào thế kỷ 6 và tới đầu thế kỷ 8 thì thất bại vào tay [[người Moors]] [[Hồi giáo]]. Dù ảnh hưởng của văn hóa Goths vẫn còn ở một vài quốc gia châu Âu nhưng nhìn chung nền văn hóa và ngôn ngữ Goths đã biến mất vào thời [[Trung Cổ]]. Vào thế kỷ 16, những tàn tích nhỏ của phương ngữ Goths được cho là vẫn còn tồn tại ở vùng [[Crimea]].<ref>{{citation | last = Bennett | first = William H | year = 1980 | title = An Introduction to the Gothic Language | page = 27}}.</ref>