Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vĩnh Thạnh (định hướng)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
có 2 huyện Vĩnh Thạnh
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
 
{{định hướng}}
KINH TẾ - PHÁT TRIỂN
10 năm đưa cá... lên non
10:15', 6/11/ 2005 (GMT+7)
Với 46 hồ thủy lợi, 1 hồ thủy điện, 2 con sông lớn (sông Kôn và sông Lại Giang) và hàng trăm sông suối nhỏ, hồ tự nhiên khác phân bố trên hầu hết 22 xã vùng cao, miền núi thuộc 5 huyện trong tỉnh, 10 năm qua, Bình Định đã biết khai thác lợi thế này, góp phần không nhỏ vào chương trình xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao...
 
10 năm trước giao thông các huyện miền núi còn cách trở, những cán bộ khuyến ngư cùng với cán bộ các ngành chức năng ở địa phương đã lặng lẽ gùi từng bọc cá giống băng rừng lội suối, vượt nhiều ngày đường để đến với từng bản làng. Rồi cũng chính họ bắt tay vào khảo sát địa hình, chọn điểm xây dựng mô hình mẫu; vận động, hướng dẫn bà con đào ao thả cá; mở hàng loạt lớp tập huấn trang bị cho bà con những kiến thức cơ bản về nuôi cá nước ngọt.
 
 
Bá Thạch sửa sang lại ao cá của nhà mình.
 
 
Vạn sự khởi đầu nan, họ đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Ông Hồ Phước Hoàn - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến ngư và Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy sản, nhớ lại: Những ngày đầu do bà con còn lạ lẫm với chương trình, nhiều hộ từ chối trả lại cá giống. Phải kiên trì thuyết phục, giải thích. Rồi những khó khăn nảy sinh: Ao nuôi bị nhiễm bệnh, cá nuôi chậm lớn... khiến cho bà con nghi ngờ, thiếu niềm tin. Tất cả những sự "khởi đầu nan" này đều được các cán bộ của chương trình có mặt kịp thời xử lý và giải đáp đến nơi đến chốn. Tuy nhiên chỉ đến khi nhìn tận mắt và sờ tận tay những con cá mới ngày nào cán bộ gùi lên còn nhỏ như cây kim, giờ to bằng cái củ sắn trên nương trên rẫy và từ các mô hình trình diễn, mới thật sự tạo được niềm tin cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Cứ thế. Ròng rã 10 năm đi qua. Hết mô hình này lại xây dựng mô hình khác và chương trình "đưa cá lên non" đã phát triển trên diện rộng. Hiện ở hầu hết 5 huyện vùng cao và miền núi của Bình Định, nghề nuôi cá nước ngọt đã và đang trở thành phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút trên 500 hộ gia đình tham gia. Từ 39,5 ha mặt nước ban đầu được nuôi chủ yếu theo hình thức tự nhiên, đến nay toàn tỉnh đã có gần 500 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 73,82 ha ao tự đào. Hàng năm sản lượng thu từ 1.500 - 2.000 tấn cá, góp phần cải thiện bữa ăn cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Trong đó, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, địa phương khởi nguồn dòng sông Kôn có nhiều lưu vực với diện tích mặt nước có thể khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản lên tới hơn 250 ha, hiện đang thu hút 94 hộ nuôi cá với diện tích nuôi lên tới 41.600 m2. Ở huyện An Lão có 48,5 ha diện tích mặt nước thì 100% diện tích đưa vào sử dụng. Bây giờ về các xã vùng cao của tỉnh, rải đều trên các bản làng, các khu tái định cư đâu đâu cũng nhìn thấy ao cá nằm trong khuôn viên vườn nhà của bà con, trên các khe suối, thung lũng... Hễ có địa thế phù hợp là có ao.
 
 
Một hộ dân ở Vĩnh Thạnh đang thu hoạch cá.
 
 
Đặc biệt có những làng như Hà Ri (Vĩnh Thạnh) có tới 67/108 hộ gia đình nuôi cá. Ở đây bà con không chỉ nuôi để cải thiện bữa ăn mà hàng năm còn có để bán ra bên ngoài, có dư để tích lũy từ 2 - 3 triệu đồng/hộ. Già làng Đinh Krăng (Bá Thạch) khoe với chúng tôi hôm đến thăm làng: Cùng với các nguồn thu khác hàng năm như trồng điều, nuôi bò, giữ rừng đến nay làng đã có 90% nhà ngói hóa, 40 chiếc xe máy, 53 cái ti vi, và chỉ còn 5 hộ đói nghèo... Đến nay, các kỹ thuật nuôi thâm canh, xen canh nhiều đối tượng dưới nhiều tầng nước khác nhau để tận dụng nguồn thức ăn trong ao; chọn thức ăn gì cho cá mau lớn, nuôi như thế nào để tăng hiệu quả kinh tế (treo điện sáng giữa lòng ao để thu hút thức ăn cho cá)..., bà con đều đã thành thục.
 
Từ chỗ từ chối không nhận cá giống, đến nay các hộ gia đình đồng bào ở vùng cao Bình Định đã ý thức được sự cần thiết của chương trình, đã tự bỏ vốn ra nhờ Hội Nông dân các huyện mua con giống về để nuôi mà không cần con giống của Nhà nước hỗ trợ.
 
Ngoài sự năng động nhiệt tình của đội ngũ cán bộ khuyến ngư từ tỉnh đến huyện, sự thành công của chương trình được bắt nguồn từ sự phối hợp tích cực của các cấp các ngành có chức năng liên quan, sự cộng tác tích cực của các già làng trưởng bản. Đặc biệt là hàng năm, Bình Định vẫn duy trì đều đặn nguồn kinh phí từ 25 - 30 triệu đồng để liên tục "hâm nóng" chương trình thông qua việc xây dựng các điểm trình diễn mới đến các bản làng vùng cao. Chỉ tính riêng con giống, trong 10 năm qua, tỉnh đã cấp phát miễn phí cho đồng bào gần 2,5 triệu con cá các loại...
 
Hưng Thịnh