Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khủng hoảng tài chính châu Á 1997”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28:
Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả [[dự trữ ngoại hối nhà nước]] mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.
 
Ngoại trưởng 9 nước ASEAN (khi đó chưa có [[Campuchia]]) lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thống tiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh tế ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại [[Subang Jaya]], [[Malaysia]] đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày [[25 tháng 7]] năm [[1997]] nêu rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này.<ref name="AMM30">http://www.aseansec.org/4010.htm</ref> Ngẫu nhiên là trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của khủng hoảng đã gặp nhau tại [[Thượng Hải]] trong Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biện pháp [[Dàn xếp cho vay]] mới. Trước đó một năm, Bộ trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính [[Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương|APEC]] lần thứ 3 tại [[Kyōto (thành phố)|Kyoto]], [[Nhật Bản]] vào ngày [[17 tháng 3]] năm [[1996]], và theo như Tuyên bố chung, các bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho [[Hiệp định chung về cho vay]] và [[Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp]]. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.
 
Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.<ref>[http://sapir.tau.ac.il/papers/sapir_conferences/Krugman.pdf Xem Paul Krugman (2001)]</ref>