Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân chủ tự do”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Các quyền và quyền tự do được [[hiến pháp]] của nền dân chủ tự do bảo vệ rất đa dạng, nhưng thường gồm những dạng chính sau đây: quyền xử lý theo trình tự luật (''due proces of law''), quyền [[riêng tư]], quyền [[sở hữu tài sản]] và quyền [[bình đẳng]] trước pháp luật, và quyền [[tự do ngôn luận]], [[tự do lập hội]] và [[tự do tín ngưỡng|tự do tôn giáo]]. Ở các nền dân chủ tự do, các quyền (tự do) này thường được đảm bảo theo hiến pháp, hoặc được tạo nên bởi [[luật pháp]] hay [[luật tố tụng]] mà có thể các luật đó có thể làm cho các cơ quan dân sự khác nhau có quyền để quản lý hay thực thi các quyền này.
 
Các nền dân chủ tự do cũng có đặc trưng là sự khoan dung và [[đa nguyên]]; các quan điểm chính trị và xã hội khác, ngay cả đối với những [[Chủ nghĩa cực đoan|quan điểm cực đoan]] được cho phép cùng tồn tại và cạnh tranh cho quyền lực chính trị trên nền tảng dân chủ. Các nền dân chủ tự do nắm giữ các cuộc [[bầu cử]] theo nhiệm kỳ và ở đó, các nhóm có quan điểm chính trị khác có cơ hội đạt được quyền lực chính trị. Trong thực tế, những cuộc bầu cử này hầu như những nhóm ủng hộ dân chủ tự do thắng; vì vậy, hệ thống này tự nó trường tồn.
 
Thuật ngữ "tự do" trong "dân chủ tự do" không ngụ ý rằng chính phủ của nền dân chủ đó phải theo ý thức hệ chính trị của [[chủ nghĩa tự do]]. Nó chỉ đơn giản nhắc đến một sự thật là các nền dân chủ tự do đề cao việc bảo vệ các quy định của [[hiến pháp]] về các quyền của từng cá nhân<ref>Blackwell Dictionary of Modern Social Thought, Blackwell Publishing 2003, page 148</ref> đã được các nhà triết học tán thành nền [[quyền tự do|tự do]] đề xuất đầu tiên trong suốt [[Thời kỳ Khai sáng|Thời đại Ánh sáng]]. Một nền dân chủ tự do có thể theo mô hình của [[cộng hòa lập hiến]] hay nền [[quân chủ lập hiến]].