Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Trân Châu Cảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 286:
Từ trên không nhìn qua màn khói, các phi công Nhật vẫn thấy rõ chiếc ''Nevada'' đang di chuyển. Khi thiết giáp hạm đã tiến vào luồng lạch, máy bay Nhật đã dồn dập tấn công nhằm đánh chìm nó để bịt kín lối ra vào Trân Châu Cảng.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-64"/> Thêm 6 quả bom rơi trúng tàu làm tung lên trời chiếc cầu gần ống khói và những cấu trúc phía trước. Tuy vậy chiếc ''Nevada'' vẫn ngoan cường bắn trả mãnh liệt và tiếp tục tiến lên. Nhưng đến 9 giờ 10 phút thì tàu bị mắc cạn ngay gần lối ra vào cảng. Nhờ đó, viên hạm trưởng mới đuổi kịp và leo lên mạn tàu, nhận lại trách nhiệm chỉ huy của mình. Trong suốt trận đánh, trên chiếc ''Nevada'' có 50 người tử trận và hơn 100 người khác bị thương. Nhưng các thủy binh dũng cảm đã giữ cho con tàu của mình không bị đánh chìm.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-64"/>
 
Thiết giáp hạm ''Pennsylvania'', kì hạm của hạm đội, với hai khu trục hạm đứng sát hai bên cùng đậu ở ụ tàu. Nước trong ụ tàu đã được hút ra, các chiến hạm được hạ xuống và nhũng tấm chắn cao của ụ tàu khô đã che chở cho các chiến hạm bên trong thoát khỏi đòn giáng của ngư lôi Nhật. Nhưng những tấm chắn đó lại cản trở tầm nhìn của các xạ thủ phòng không trên tàu, khiến họ không thể thấy máy bay địch từ xa và luôn bị tấn công bất ngờ. Nhận ra điều đó, một công nhân lái chiếc cần cẩu chạy trên đường ray dọc theo tấm chắn ụ tàu tên là George Walters đã quyết định đóng góp phần mình vào việc bảo vệ các chiến hạm. Ngồi trên buồng lái cần cẩu ở độ cao 15m, Walters theo dõi các máy bay địch tiến đến ụ tàu và cho cần cẩu di động về hướng có máy bay. Các xạ thủ nhận ra ý nghĩa của hành động này đã hướng mũi súng theo chiếc cần cẩu để kịp thời bắn chặn máy bay địch, hạn chế độ chính xác của các trận mưa bom. Nhờ vậy, mặc dù cả hai khu trục hạm cùng chiếc cần cẩu có người công nhân anhdũng hùngcảm ấy bị bom phá hủy tan tành, thiết giáp hạm ''Pennsylvania'' chỉ bị thươnghư hỏng không nặng lắm.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-55" /> Theo nhận định của Fuchida, các máy bay của đợt 2 đã lao vào tấn công những chiến hạm có hỏa lực phòng không mạnh nhất bởi vì những chiến hạm này đã bị tổn thất ít hơn trong đợt tấn công thứ nhất.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-55" />
 
Thiết giáp hạm [[USS West Virginia (BB-48)|USS ''West Virginia'']] trúng phải bảy ngư lôi, quả thứ bảy xé rách bánh lái của nó. Trong giây lát, chiếc ''West Virginia'' bốc cháy và chìm xuống biển khi vẫn giữ thăng bằng.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-61"/> Thiết giáp hạm [[USS Oklahoma (BB-37)|USS ''Oklahoma'']] trúng phải bốn ngư lôi, hai quả cuối cùng chạm đích phía trên đai giáp bảo vệ làm cho nó bị lật úp. Thiết giáp hạm [[USS Maryland (BB-46)|USS ''Maryland'']] trúng phải hai quả đạn 40&nbsp;cm được cải biến, nhưng không bị hư hại nghiêm trọng.
Dòng 306:
Tốp 6 chiếc pháo đài bay thứ hai do đại úy Richard Cannichael chỉ huy cũng dự định đáp xuống Hickam nhưng tình hình nguy hiểm ở đây đã làm chúng phải phân tán đi nhiều hướng. Hai chiếc đến Wheeler nhưng bị bắn mạnh lại phải vòng về Haleiwa và hạ cánh một cách khó khăn trên đường băng quá ngắn của sân bay này. Một chiếc bay lên tận mỏm cực bắc của đảo để đáp xuống một bãi đất hoang gần biển. Ba chiếc còn lại liều mạng hạ cánh tại Hickam giữa làn đạn phòng không bắn xối xả. Trên thân các pháo đài bay, ngoài phù hiệu không quân còn có hàng chữ "USARMY" viết rất lớn. Nhưng trong cơn hoảng loạn, các xạ thủ phòng không Mĩ hoặc đã không nhận thấy hoặc cho rằng quân Nhật đã sơn lên thân máy bay chữ ấy để đánh lừa họ.<ref>{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|1991|p=70}}</ref> Nhờ có vỏ thép dày và cấu tạo đặc biệt, các pháo đài bay Mĩ không bị đạn súng máy và đạn phòng không hủy diệt. Tất cả đã hạ cánh an toàn với một số tổn thương.
 
Một lúc sau, sau khi hoàn tất việc đua một đội hạm tàu và các chiến đấu cơ đến [[đảo Wake]], tàu sân bay Mĩ ''[[USS Enterprise (CV-6)|Enterprise]]'' do đô đốc [[William Halsey]] điều khiển trở về căn cứ. Sáng 7 tháng 12, còn cách Oahu 200 dặm về phía Tây, khi chưa được biết về cuộc tấn công Trân Châu Cảng, đô đốc Halsey đã phái một đoàn máy bay gồm 19 chiếc bay về trước để thăm dò tình hình và báo cáo với Bộ tư lệnh hạm dội về nhiệm vụ đã hoàn thành. Gần 8 giơgiờ 30 phút, tốp đầu tiên trong số đó gồm 6 máy bay phóng ngư lôi đã tiếp cận Trân Châu Cảng và chứng kiến một cảnh tượng mà các phi công của đội bay cho là "cuộc diễn tập ngày chủ nhật".<ref>{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|1991|p=71}}</ref> Lúc sắp sửa hạ cánh xuống sân bay trên đảo Ford, máy bay của họ bị các chiến đấu cơ Nhật bám đuôi và bắn xối xả đồng thời hỏa lực phòng không Mĩ cũng tập trung bắn vào họ. Khi các phi công Mĩ hiểu rõ sự tình thì đã muộn: 5 máy bay của họ bị bắn rơi, thỉ còn 1 chiếc đáp xuống sân bay với thương tích đầy mình.
[[Tập tin:PLanes burning-Ford Island-Pearl Harbor.jpg|nhỏ|trái|Kho chứa máy bay tại [[đảo Ford]] đang cháy.|239x239px]]
Thành phố Honolulu chỉ bị một trái bom Nhật lạc hướng rơi trúng. Còn 40 vụ nổ khác trong thành phố là do lực lượng phòng không Mĩ gây ra, làm 68 thường dân chết và bị thương.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-72">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|1991|p=72}}</ref> Đúng 9 giờ 45 phút, Mitsuo Fuchida ra lệnh cho tất cả các máy bay Nhật quay tụ về mũi đất Kaena để quay về hạm đội, kết thúc cuộc tấn công. Tiếng đạn bom im bặt, nhưng trên bầu trời Oahu vẫn còn một máy bay Nhật bay lượn thêm nửa giờ nữa. Đó là máy bay của tư lệnh hành quân Fuchida đang xác định lại lần cuối cùng kết quả của trận đánh. Những đám cháy vẫn còn bốc cao trên cảng làm ông khó quan sát, nhưng Fuchida cũng chụp được nhiều bức ảnh tốt.<ref name="chientranhthaibinhduong 1-72"/> Việc đánh giá mức độ hủy diệt tại các sân bay có khó khăn hơn nhưng thực tế trên trời không hề có một máy bay Hoa Kỳ nào đã cho thấy được kết quả.