Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Charles II của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 104:
Trước khi Charles phục vị, [[Đạo luật Hàng hải]] năm [[1550]] làm cản trở thương mại của người [[Hà Lan]] khi cho các tàu Anh được độc quyền, và bắt đầu [[Chiến tranh Anh - Hà Lan thứ nhất]] ([[1652]] - [[1654]]. Để đặt nền móng cho sự khởi đầu mới, một phái viên của [[Hội đồng Dân tộc Hà Lan|Nghị viện Hà Lan]] đến vào tháng 11 với [[Món quà của người Hà Lan]].{{sfn|Israel|1998|pp=749–750}} [[Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai]] (1665–1667) khởi đầu bằng những nỗ lực của người Anh nhằm xâm nhập vào các thuộc địa của người [[Hà Lan]] ở [[châu Phi]] và [[Bắc Mỹ]]. Cuộc xung đột khởi đầu thuận lợi cho người Anh, họ chiếm lấy [[New Amsterdam]] (đổi tên thành New York để tôn vinh em trai của Charles, James, Quận công xứ York) và một chiến thắng ở [[Trận Lowestoft]], nhưng năm [[1667]] người [[Hà Lan]] phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào quân Anh ([[Đột kịch Medway]]) khi họ đang giong buồm trên dòng [[sông Thames]]. Gần như tất cả các tàu bị chìm, ngoại trừ [[HMS Royal Charles (1655)|''Royal Charles'']], được đưa đến [[Hà Lan]] như một chiến lợi phẩm.{{efn|Đuôi của con tàu hiện được trưng bày tại [[Rijksmuseum Amsterdam]].}} Chiến tranh Hà Lan thứ hai kết thúc bằng [[Hiệp ước Breda (1667)|Hiệp định Breda]].
 
Kết quả của cuộc chiến tranh Hà Lan lần thứ hai, Charles sa thải [[Edward Hyde, Bá tước Clarendon thứ hai|Lãnh chúa Clarendon]], người mà ông sử dụng làm vật tế thần cho cuộc chiến.{{sfn|Hutton|1989|pp=250–251}} Clarendon bỏ chạy sang Pháp quốc khi bị luận tội [[phản quốc]] (và lĩnh án tử hình). Quyền lực được giao cho năm chính trị gia tạo thành một nhóm gọi tắt laf<!--Macaulay, (1849) ''The History of England from the Accession of James II'', tr.152--> [[Cabal]] — gồm [[Thomas Clifford, Nam tước Clifford thứ nhất|Clifford]], [[Henry Bennet, Bá tước Arlington thứ nhất|Arlington]], [[George Villiers, Quận công Buckingham thứ hai|Buckingham]], [[Anthony Ashley Cooper, Bá tước Shaftesbury|Ashley (sau được tấn phong Bá tước]] và [[John Maitland, Quận công Lauderdale thứ nhất|Lauderdale]]. Trên thực tế, Cabal hiếm khi hòa thuận với nhau, và triều đình chia ra hai phe phái đứng đầu là Arlington và Buckingham, mà Arlington nắm nhiều ưu thế hơn.<ref>{{harvnb|Hutton|1989|p=254}}; {{harvnb|Miller|1991|pp=175–176}}.</ref>
 
Năm [[1668]], Anh kết minh với [[Thụy Điển]], và với kẻ cựu thù [[Hà Lan]], cùng nhau chống lại [[Chiến tranh Ủy thác]] của [[Louis XIV]]. Louis làm hòa với [[Liên minh tay ba (1668|liên minh ba nước]], như vẫn tiếp tục duy trì những cuộc công kích vào đất [[Hà Lan]]. Năm [[1670]], Charles, đang tìm cách giải quyết vấn đề tài chánh, đồng ý ký vào [[Hiệp ước Dover]], theo đó Louis XIV sẽ trả cho ông £160,000 mỗi năm. Đổi lại, Charles đồng ý hỗ trợ quân đội cho Louis và tuyên bố cải đạo Công giáo "khi nào hạnh phúc của cả vương quốc cho phép".{{sfn|Fraser|1979|p=275}} Louis gửi cho ông 6,000 quân sĩ để trấn áp những người phản đối chuyện cải đạo. Charles cố gắng để đảm bảo Hiệp ước, đặc biệt là điều khoản giữ bí mật.<ref>{{harvnb|Fraser|1979|pp=275–276}}; {{harvnb|Miller|1991|p= 180}}.</ref> Vẫn chưa chắc chắn liệu Charles có ý định nghiêm túc cải đạo hay không.<ref>Đối với những nghi ngờ về chuyện cải đạo của ông, xem {{harvnb|Seaward|2004}}; với những nghi ngờ việc ông cải đạo trên giường bệnh xem {{harvnb|Hutton|1989|pp=443, 456}}.</ref>