Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tề Trang công (Quang)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
Nghe tin nước Tề có xung đột nội bộ, Tấn Bình công lại đánh Tề. Quân Tấn tiến tới đất Cao Đường mới rút lui.
 
Năm [[551 TCN]], đại phu [[nước Tấn]] là [[Loan Doanh]] xung đột với các họ công thần khác, phải chạy sang [[nước Tề]]. Tề Trang công thu nhận và đối đãi rất hậu để dùng làm con bài chống Tấn. [[Án Anh]] và Điền Văn Tử can nhưng Tề Trang công không nghe.
 
Năm [[550 TCN]], Tề Trang công giúp quân cho Loan Doanh lẻn về thành Khúc Ốc [[nước Tấn]]; Tề Trang công mang quân theo sau, tiến tới núi Thái Hàng, vào Mãnh Môn. Sau đó Loan Doanh bị bại trận và bị diệt tộc, Tề Trang công phải lui về giữ Triều Ca, rồi nhân đó mang quân đánh nước Cử. Vua Cử phải mang lễ tới biếu Trang công xin giảng hòa để ông lui quân.
 
==Ham sắc hại thân==
Dòng 68:
Vụ án Tề Trang công bị giết được quan Thái sử nước Tề chép: ''“Thôi Trữ giết vua là Quang”.'' Thôi Trữ bắt quan thái sử chép khác đi, thái sử không chịu nên bị Thôi Trữ giết chết<ref name="sk">Sử ký, Tề Thái công thế gia</ref>.
 
Người em quan thái sử chép lại như anh mình vào quốc sử nước Tề. Thôi Trữ nổi giận lại giết người đó. Đến người em thứ 3 chép nguyên cũng bị giết. Tới khi người em thứ tư không chịu thay đổi theo lệnh của Thôi Trữ, Thôi Trữ đành thôi không giết người chép sử nữa<ref name="xt170">Xuân Thu tam truyện, tập 4, tr 170</ref>. Vụ việc này được người đời sau nhắc đến nhiều, với lời ca ngợi tấm gương ngay thẳng không sợ chết để ghi lại sự thật của các sử quan [[nước Tề]]<ref name="cm168cm172">Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 168172</ref>.
 
Hơn 1 năm sau, Thôi Trữ bị [[Khánh Phong]] tiêu diệt. Sau đó các vệ sĩ còn sống sót của Tề Trang công là Lư Bồ Miết và Vương Hà liên kết với các đại phu [[nước Tề]] tiêu diệt Khánh Phong để báo thù cho Tề Trang công.