Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Traisg (thảo luận | đóng góp)
Ctmt (thảo luận | đóng góp)
n Đã hủy sửa đổi của Traisg (Thảo luận) quay về phiên bản của Vuhoangsonhn
Dòng 17:
*Đối với các nhà lãnh đạo [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam]] thì đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện các mục tiêu giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ nhìn nhận cuộc chiến này là một cuộc chiến chống ngoại xâm, chống lại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam.<ref>Đại Tướng Văn Tiến Dũng: "Một năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam." - Đại Thắng Mùa Xuân, trang 1</ref><ref>[http://www.cpv.org.vn/tiengviet/hoidap/details.asp?topic=111&subtopic=232&leader_topic=543&id=BT1360764121 Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước], báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-8-2007</ref><ref>[http://www.vnn.vn/tinnoibat/2005/04/410799/ Kết thúc hội thảo về đại thắng mùa xuân 1975], báo VietNamNet, truy cập ngày 6-8-2007</ref>
 
*Dưới tác động tuyên truyền, đốiĐối với đa số người Việt ở miền Bắc và một bộ phận dân miền Nam, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mang tính xâm lược mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam.<ref>Tên gọi thông dụng nhất tại Việt Nam cho cuộc chiến là "Kháng chiến chống Mỹ".</ref><ref name="Hall">Mitchell K.Hall, ''The Vietnam War'', Pearson Education, 2007, tr. 3. Trích:<br />''American viewed the struggle in Vietnam as part of a new global conflict against communism, while the Vietnamese saw the war against the United States as the latest phase of a long fight for independence''<br />Người Mỹ coi cuộc chiến tại Việt Nam là một phần của một cuộc xung đột toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa cộng sản, trong khi người Việt Nam xem cuộc chiến chống Mỹ là giai đoạn mới nhất của một cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập.</ref><ref>James Stuart Olson, ''Historical Dictionary of the 1970s'', Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích:<br />"''most Vietnamese simply saw the Americans as the latest alien presense in their nation.''" (đa số người Việt coi người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước của họ.)</ref> Những người này đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do [[Hồ Chí Minh]] lãnh đạo.<ref>James Stuart Olson, ''Historical Dictionary of the 1970s'', Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích:<br />"''The moving force behind the Vietnam War, however, was a fierce nationalism let by Ho Chi Minh, the man who had defeated the French at the Battle of Dienbienphu in 1954 and destroyed the French empire in Indochina. The Vietnamese had spent more than 2,000 years battling foreign interlopers in their country - including the Chinese, the Japanese, and the French - and most Vietnamese simply saw the Americans as the latest alien presense in their nation.''" (Tuy nhiên, lực lượng hoạt động đằng sau Chiến tranh Việt Nam lại là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, phong trào đã đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và phá tan đế quốc Pháp ở Đông Dương. Người Việt đã chiến đấu 2000 năm chống ngoại xâm - trong đó có Trung Quốc, Nhật, và Pháp - và đa số người Việt coi người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước của họ.)</ref> Phong trào do Đảng Lao Động Việt Nam, với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận [[Việt Minh]] giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống sự trở lại của chế độ thực dân Pháp, và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.<ref name="Bibby">Michael Bibby, ''The Vietnam War and Postmodernity'', Univ of Massachusetts Press, 2000, tr. 202. Trích:<br />"''...Vietnam was a guerilla war carried out as a part of national liberation movement that had the support of the majority of its citizens...Because of the intense nationalism generated by such struggles, it is difficult to defeat these movements...''"<br />(...Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích được thực hiện trong một phong trào giải phóng dân tộc với sự hỗ trợ của đa số các công dân Việt Nam...Do chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ tạo bởi các cuộc đấu tranh như vậy, khó có thể đánh bại được các phong trào này...)</ref><ref>History Study Guides, ''The Vietnam War'', Barnes & Noble [http://www.sparknotes.com/history/american/vietnamwar/terms.html] <br />"The United States lost the war in Vietnam in large part due to the Viet Cong’s tenacity and its widespread popularity with the South Vietnamese."<br />(Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tại Việt Nam phần lớn là do quyết tâm của Việt Cộng và sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nam Việt Nam đối với họ).</ref><ref name="Bradley">Mark Bradley, Jayne Susan Werner, Luu Doan Huynh, ''The Vietnam War: Vietnamese and American Perspectives'', M.E. Sharpe, 1993, tr. 237</ref><ref>G. Louis Heath, ''Mutiny Does Not Happen Lightly: The Literature of the American Resistance to the Vietnam War'' (Metuchen, NJ: Scarecrow Press, 1976). tr. 138.</ref><ref>David Horowitz, ''Containment and Revolution'', Beacon Press, 1967, tr. 237[http://books.google.com/books?id=RYVAAAAAIAAJ&q=NLF+people+support&dq=NLF+people+support&lr=&pgis=1]</ref> Trong khi đó, phía Việt Nam Cộng hòa ngày càng phụ thuộc vào viện trợ quân sự Mỹ và đã không duy trì được vai trò độc lập của họ trong con mắt của người dân (nhất là sau khi Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] bị sát hại)&nbsp; – đặc biệt là khi đa số các nhân vật lãnh đạo của họ là những người trong chính phủ [[Trần Trọng Kim]], hình thành dưới chế độ bảo hộ của [[Chủ nghĩa phát xít|phát xít]] [[Nhật]], hay đã từng làm việc cho [[Quốc gia Việt Nam]], một chính thể bị người cộng sản xem là tay sai của Pháp.<ref>[[Nguyễn Văn Thiệu]], [[Nguyễn Khánh]], [[Dương Văn Minh]], [[Nguyễn Cao Kỳ]]... đã từng phục vụ trong quân đội Pháp</ref> Tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và các đơn vị quân chính quy và địa phương thuộc Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó được chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức lại theo kiểu Mỹ. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận dân miền Nam tin rằng Việt Nam cộng hoà chiến đấu để bảo vệ miền Nam tự do dân chủ, quyền tư hữu và các quyền chính trị - dân sự khác. Những người này có kinh nghiệm về người cộng sản dưới tên gọi Việt Minh nên không muốn sống dưới chế độ cộng sản. Ở một khía cạnh khác Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam cũng phụ thuộc nặng nề vào viện trợ quân sự và dân sự của Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong khối xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế những người ủng hộ chính thể Việt Nam Cộng hoà cho rằng đối phương không có vai trò độc lập mà chỉ là người thực hiện các chính sách của khối cộng sản. Theo quan điểm của nhữngnhiều ngườisử có cảm tình với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Namgia, cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao:<ref>James Stuart Olson, ''Historical Dictionary of the 1970s'', Published 1999, Greenwood Press, tr. 350. Trích:<br />"''The moving force behind the Vietnam War, however, was a fierce nationalism let by Ho Chi Minh.''" (Tuy nhiên, lực lượng hoạt động đằng sau Chiến tranh Việt Nam lại là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo)</ref><ref name="Hall"/><ref>[[Frances FitzGerald]], ''Fire in the Lake - The Vietnamese and the Americans in Vietnam'', Vintage Books, 1972, tr.549. Trích:<br />"''Their victory [NLF] would be...the victory of the Vietnamese people - northerners and southerners alike. Far from being a civil war, the struggle of NLF was an assertion of the principle of national unity that the Saigon government has endorsed and betrayed''" (Chiến thắng của họ [MTDTGPMN]... là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của MTDTGPMN là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ và phản bội)</ref><ref name="Bibby"/> sự độc lập và thống nhất của đất nước đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi chứ không phải là nhờ vào hệ tư tưởng hay ưu thế quân sự. Nhưng ngược lại theo quan điểm của những ủng hộ Việt Nam Cộng hoà đây là cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do trước những hành động quân sự của phe cộng sản. Ngoài những người có cảm tình với các bên tham chiến, đại đa số người dân miền Nam không quan tâm về các hệ tư tưởng chính trị. Họ chỉ muốn được yên ổn để làm ăn. <ref>-Nigel Cawthorne, ''Chiến tranh Việt Nam-Được và Mất'', NXB Đà Nẵng, tr. 319</ref>
 
<!-- chuyển đến đây để Vuonglenghi hay ai đó viết tiếp thành một quan điểm riêng
Dòng 168:
Để bảo đảm dân số và tôn trọng tín ngưỡng người Việt là để lại con cháu nối dõi tông đường, người ta cố gắng tạo điều kiện cho thanh niên lấy vợ sớm trước khi nhập ngũ. Nhà nước tìm mọi cách nâng cao tinh thần của dân chúng cho kháng chiến. Tất cả mọi người đều phải tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng Lao động Việt Nam như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội phụ lão, Hội phụ nữ, Hội vợ chiến sĩ, Hội mẹ chiến sĩ... các hội này thực hiện các chỉ thị của Đảng để giữ vững tinh thần và niềm tin trong dân chúng và thi hành các đường lối của Đảng trong dân. Những tin tức ác liệt của chiến trường, số thương vong nặng nề ở miền Nam và chết bom ở miền Bắc không được công bố hoặc với số lượng giảm đi rất nhiều, chủ yếu trên thông tin báo đài là các tin chiến thắng lẫy lừng.
 
Người ta cố gắng xây dựng và nhân rộng các điển hình của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng cách đưa những người có chiến công thật đi tuyên truyền, kể chuyện chiến thắng, chưa có chiến công thì hư cấu thành chiến công. Ngành nào, địa phương nào cũng phải có chiến công anh hùng cách mạng. Nhiều bài hát được các nhạc sĩ ăn lương nhà nước sáng tác tại miền Bắc ca ngợi mục tiêu giải phóng miền Nam, ca ngợi người lính, cổ vũ thanh niên nhập ngũ trong khi đó tại miền Nam, về chủ đề chiến tranh, ngoại trừ một số ca khúc mang tính tuyên truyền ca ngợi chiến tranh, đa phần các ca khúc còn lại có nội dung mong chiến tranh sớm chấp dứt hoặc phản chiến. Nhân dân miền Bắc được tuyên truyền đời sống kinh tế tại miền Nam rất tồi tệ, nhân dân miền Nam đang đói khổ rên xiết dưới ách cai trị tàn bạo của "Nguỵ quyền". Nói tóm lại toàn bộ hệ thống tuyên truyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được huy động tối đa và có hiệu quả để phục vụ các mục tiêu chính trị và quân sự của Đảng và Nhà nước. Các nhà báo Pháp nhận xét: "Mọi lối sống cá nhân đều biến mất để cùng xây dựng một cố gắng tập thể tuyệt vời, điều hành bởi một bộ máy thống nhất và quy củ"<ref>Phóng sự phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài ORTF ngày 5-6-1964</ref>. Nói chung, tinh thần của người dân miền Bắc vẫn cao, họ vẫn có thể chấp nhận hy sinh cao hơn nữa để giành được thắng lợi cuối cùng.
 
Lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam không thể đua tranh với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nên họ chỉ dồn sức bảo vệ các mục tiêu thật quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn, các điểm giao thông quan trọng và các nơi máy bay địch hay qua lại nhiều. Những nơi còn lại được phân cho các lực lượng [[dân quân tự vệ]] trang bị pháo và súng máy phòng không đảm trách. Đến năm [[1965]], lực lượng phòng không của miền Bắc có trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp, gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ điều khiển bằng [[radar]]. Hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân. Hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. [[Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam|Các lực lượng phòng không không quân]] của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hóa được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.