Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Chi Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
 
===Quy thuận nhà Minh===
Năm [[1628]] (năm [[Sùng Trinh]] nguyên niên đời [[Minh Tư Tông]]), Trịnh Chi Long mang quân cướp bóc vùng [[Mân Quảng]], tập kích trấn [[Chương Phố]] cũ, đóng quân ở Kim Môn và Hạ Môn, dựng cờ mộ quân, người theo có tới vài ngàn, lại bắt các nhà giàu giúp lương, gọi là Báo đáp trà nước (Báo Thủy).
 
Năm [[1629]], Trịnh Chi Long lại đem quân tấn công các nơi [[Mân Sơn]], [[Đồng Sơn]], [[Trung Tá]], đánh tan quan quân triều đình ở [[Tống Thành]]. Cùng năm, đích thân ông chỉ huy quân Thập Bát Chi tiến công Tuyền Châu, đánh bại hạm đội Phúc Kiến nhà Minh, làm chấn động kinh sư, triều đình hoảng hốt ra chỉ dụ chiêu an. Trịnh Chi Long trong lòng đã muốn đầu hàng nhà Minh, nhân cơ hội này, Sái Thiện Kế tới khuyên bảo ông quy thuận triều đình, giao cho tuần phủ Phúc Kiến [[Hùng Văn Xán]] chiêu an, phong ông làm tướng quân du kích trấn giữ bờ [[biển]] nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công của giặcquân Oa Khấu và người Hà Lan. Tuy đã trở thành quan viên của triều đình [[nhà Minh]] nhưng ông vẫn giữ nguyên lực lượng vũ trang ấy, lại lấy đó để bảo vệ những lợi ích kinh tế đã có mà tiếp tục gia tăng, củng cố thêm nữa.
 
[[Cấp sự trung]] [[Nhan Kế Tổ]] dâng tấu triệp viết rằng: "''tên cướp biển Trịnh Chi Long, sinh trưởng tại Tuyền Châu, tụ tập bọn vong mạng có hàng vạn, cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo, dân không sợ quan mà sợ cướp biển''". Sau đó ông dẫn quân thảo phạt những lực lượng từng là anh em kết nghĩa xưa kia, bao gồm Lý Khôi Kỳ, Chung Bân, nhờ lập công lớn nên Trịnh Chi Long được triều đình thăng cấp lên chức quan quan tổng binh. Nhân tiện đó ông trở về thăm lại quê nhà ở Nam An, Tuyền Châu, xuất tiền bạc ra giúp tu sửa nhà cửa, đền miếu của gia tộc, lại còn thu nhận con em trong gia tộc vào lực lượng quân đội của mình, khiến cho Trịnh Chi Long nổi tiếng là người giàu có nhất nhì ở Phúc Kiến đương thời.
 
Ngày [[22 tháng 10]] năm [[1633]], Trịnh Chi Long xuất quân đánh bại hạm đội tàu chiến của [[Công ty Đông Ấn Hà Lan]] tại trận [[hải chiến Kim Môn]], từ đó mà khống chế đường biển, tiến hành thu nạp lộ phí các thương thuyền của các nước qua lại buôn bán,. cũngCũng vì thế mà Trịnh Chi Long ngày càng giàu có gấp bội, nghiễm nhiên tự xưng là [[lãnh chúa]] [[Mân Nam]] và bá chủ trên biển, trước đây, mõimỗi khi một đoàn thương thuyền nào đi ngang qua lãnh hải của Trịnh Chi Long đều phải nộp phí bảo vệ rất tốn kém (một con tàu lớn phải nộp số tiền là ba ngàn hai trăm lượng bạc, tàu nhỏ thì tùy từng nơi sẽ có cách thu phí khác nhau), dẫn đến việc thương mại trên biển giảm sút, nhằm thay đổi tình hình ảm đạm đó, họ Trịnh cấp cho những tàu buôn này một lá cờ lệnh, khi đi qua vùng biển thuộc sự kiểm soát của họ Trịnh thì không cần phải nộp phí, đảm bảo cho họ không bị cướp bóc và cống nạp phiền phức, còn các tàu thuyền khác không có cờ lệnh thì theo lệ hàng năm đều phải nộp một số tiền lớn để được thông quan buôn bán, tuy vấp phải sự cạnh tranh dữ dội từ phía Công ty Đông Ấn Hà Lan, nhưng Trịnh Chi Long đã sớm bành trướng, phát triển thế lực của mình ngày một lớn mạnh, liên tiếp đánh bại nhiều đợt tấn công của người Hà Lan, khiến họ phải chấp nhận uy quyền và khu vực thống trị của ông.
 
Phạm vi thương mại của Trịnh Chi Long rất lớn bao gồm các khu vực ở vùng [[biển Đông]] và [[Đông Nam Á]], [[Nam Á]] như: [[Ấn Độ]], [[Nepal]], [[Champa]], [[Luzon]], [[Hong Kong]], [[Pak Kong]], [[Đài Loan]], [[Hirado]], [[Nagasaki]], [[Bombay]], [[Banten]], [[Old Port]], [[Badaweiya]], [[Ma Rokko]], [[Campuchia]], [[Xiêm La]], người ta ước tính rằng quân đội của họ Trịnh có rất nhiều sắc dân khác như [[người Hán]], [[người Nhật Bản]], [[người Triều Tiên]], [[người da đen]] [[châu Phi]] và người vùng [[Nam Đảo]] tổng cộng có đến hai mươi triệu người trong quân đội, với hơn ba nghìn tàu thuyền lớn, được coi là thế lực mạnh nhất trong khu vực Biển Đông và Nam Trung Hoa đương thời.<ref>[http://ltrc.tnc.edu.tw/modules/tadbook2/view.php?book_sn=1&bdsn=133 台南縣鄉土教學;鄭氏海上勢力的崛起]</ref><ref>[http://blog.ilc.edu.tw/ilan/blog/1/post/21/184 宜蘭市鄉土史地實踐社群]</ref>