Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Chi Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29:
==Tiểu sử==
===Thời niên thiếu===
Trịnh Chi Long sinh ra tại tỉnh [[Phúc Kiến]], là con trai của một viên quan tài chính cấp trung chuyên coi về việc giữ kho cho chính quyền địa phương tỉnh [[Tuyền Châu]]. Một lần, khi Trịnh còn nhỏ, ông rất muốn ăn quả [[nhãn]], tìm ra được một cái cây có đầy nhãn, liền nhặt một hòn đá và ném mạnh với hy vọng sẽ rớt ra vài quả nhãn. Gặp lúc viên tri phủ Tuyền Châu họ Sái, vừa đi ngang qua bị hòn đá của Trịnh ném trúng làm rớt cái mũ xuống. Vì thấy Trịnh còn nhỏ tuổi nên viên tri phủ không nỡ bắt tội ông và thả ra ngay lập tức, nhưng cha của Trịnh không bao giờ tha thứ cho việc làm ô nhục gia tộc của con trai mình, nên đã đuổi ông ra khỏi nhà lúc ông vừa tròn 18 tuổi.
 
===Hoạt động hải tặc và thương nhân===
Năm [[1621]] (năm [[Thiên Khải]] nguyên niên đời [[Minh Hy Tông]]), Trịnh Chi Long tròn 18 tuổi, cùng người em trai tới [[Macao|Áo Môn]] ở tại nhà Bác mình là [[Hoàng Trình]] để học tập việc buôn bán, cũng tại nơi đây, ông đã tiếp nhận lễ rửa tội cải sang đạo Thiên Chúa Giáo, được đặt tên thánh là '''Nicolas''', vì thế mà người [[Tây Dương]] gọi ông là '''Nicolas Iquan'''.
Trịnh Chi Long bắt đầu khởi hành đi khắp các nước ở vùng [[Đông Nam Á]] để xúc tiến viện buôn bán, trao đổi hàng hóa với người bản địa, về sau ông tới đảo [[Kyushu]] (Cửu Châu) của Nhật Bản, dừng chân tại đây kết hôn với [[Tagawa Matsu]], con của người thợ rèn Hoa kiều di cư từ Tuyền Châu, Phúc Kiến Trung Quốc tới Hirado là [[Ông Dực Hoàng]] <ref>*[http://qzhnet.dnscn.cn/ 泉州歷史網]《泉州人名錄.郑芝龙传》:一官还热心学习剑术,认识为「邑主锻刀剑」起家的「泉州冶工翁姓者」。</ref>.
 
Ở [[Nagasaki]], ([[Nhật Bản]]), ông nhận làm thuộc hạ cho một thương gia kiêm hải tặc lớn [[người Hoa]] là [[Lý Đán]], bắt đầu đảm nhiệm công việc [[phiên dịch]] với người Hà Lan sau khi lực lượng quân sự của [[Công ty Đông Ấn Hà Lan]] xâm chiếm quần đảo [[Bành Hồ]] tại [[eo biển Đài Loan]] vào năm [[1622]]. Kể từ đấy, ông trở thành trợ thủ đắc lực nhất của Lý Đán, mối quan hệ thân mật của họ phát triển thành [[đồng tính luyến ái]]<ref>張遴白《難遊錄》:「芝龍少年姣好,以龍陽事之。」</ref>, năm 1623, Lý Đán mất vì bạo bệnh, Trịnh Chi Long chính thức tiếp quản hạm đội tàu thuyền của Lý Đán, tiến hành và phát triển việc [[buôn lậu]], vào thời gian này, vợ ông hạ sinh đứa con trai đầu lòng tại Hirado, Nagasaki, đặt tên là Trịnh Thành Công.
 
Năm [[1624]], sau [[Trung Thu]], Trịnh Chi Long khởi hành từ đảo Kyushu, Nhật Bản đến Đài Loan<ref>鄭芝龍的據點所在有兩種說法,一為[[笨港]](今[[北港鎮]]附近);另一為魍港(今[[布袋鎮]]附近),參見黃阿有,〈顏思齊鄭芝龍入墾臺灣之研究〉《臺灣文獻》,54卷4期</ref>, nương tựa vào thủ lĩnh [[Oa Khấu]] (cướp biển Nhật Bản, hoành hành và cướp bóc các vùng ven biển Trung Quốc vào thế kỷ 16, 17) là [[Nhan Tư Tề]], nhằm dự định phát triển sự nghiệp tại hòn đảo này, ông đã cho tiến hành xây dựng mười tiền đồn ở vùng ven biển tây nam Đài Loan, vị trí nằm giữa [[Đài Nam]] và [[Gia Nghĩa]], tuy nhiên sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan đổ bộ lên hòn đảo này, đã ra lệnh trục xuất và dẹp tan các thế lực cát cứ tại đây, Trinh Chi Long bèn cùng vợ con vượt biển sang định cư ở đại lục Trung Quốc.