Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Erwin Rommel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 142:
Quay trở về [[Đức]], Rommel có một khoảng thời gian vô công rỗi nghề. Tuy nhiên, khi quân đội phát xít Đức mất thể chủ động trên chiến trường, Hitler đã gửi Rommel đến bộ tham mưu của Tập đoàn quân B. Lúc này, Rommel đang rất bi quan, quan hệ với Hitler thì rất căng thẳng nên Hitler chủ yếu chỉ muốn dùng sự có mặt của ông để quân đội lên tinh thần. Ông đến nơi, rất ngạc nhiên nhận thấy tuyến phòng thủ dọc theo bờ biển [[Đại Tây Dương]] chỉ tồn tại trong tuyên truyền của Hitler, còn quân đội thì lơ là, chậm chạp. Trong khi đó Rundstedt và Blumentritt do không hiểu các vấn đề kỹ thuật nên đã giao lại công việc cho một viên tướng chuyên trách về kỹ thuật nhưng lại thiếu năng lực chỉ đạo bao quát. Chỉ giữ chức trách Thanh tra (thực chất là tham mưu), Rommel tự tập hợp các chỉ huy từ cấp trung đội trở lên, giải thích cho họ kế hoạch của bản thân, được ủng hộ nhiệt liệt, nhưng sự chống đối gần như công khai từ các kẻ thù chính trị của ông đang giữ các chức vụ cao cấp nhất xung quanh Hitler đã dẫn đến giằng co, gây chậm tiến độ hàng tháng trời.<ref name="Ruge160415">{{cite web|last1=Ruge|last2=Dihm|first1=Friedrich|first2=Friedrich|title=Rommel and the Atlantic Wall December 1943 - July 1944 Oral History - World War II - Invasion of Normandy (1944)|url=http://www.history.navy.mil/research/library/online-reading-room/title-list-alphabetically/r/rommel-atlantic-wall.html#352|website=Naval History and Heritage Command (US)|date=16 April 2015|accessdate=16 August 2016}}</ref> Cuối cùng Rundstedt can thiệp, ủng hộ cho Rommel được chuyển sang làm chỉ huy. Dưới sự trực tiếp chỉ đạo của ông, công việc diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc, hàng triệu bãi mìn, hàng ngàn ụ bê tông bảo vệ xe tăng và các chướng ngại vật đã được dựng lên trên các bãi biển và các vùng thôn quê. Tướng công binh Meise và nhiều chuyên gia kỹ thuật hiện đại nhận xét rằng Rommel không chỉ có năng lực quân sự mà còn là thiên tài kỹ thuật nữa. {{refn|Earle Rice, sử gia kiêm chuyên gia công nghệ hàng không và hạt nhân: ông sắp đặt đủ kiểu chướng ngại vật đầy sáng tạo ở các bãi biển đự đoán sẽ bị tấn công... nhưng đến cả ông cũng không thể tạo ra kỳ tích, khi mà thời gian, xi măng và nguyên vật liệu đều thiếu... {{sfn|Rice|2009|p=89-90}}|group="n"}}{{refn|Zaloga, sử gia kiêm nhà nghiên cứu công nghệ quân sự: Cái dự án mà ông ta làm có khi do đam mê kỹ thuật cá nhân nhiều hơn này, hóa ra là là một trong những phát minh quốc phòng xuất sắc nhất của Đức.{{sfn|Zaloga|2013|pp=53, 57}}|group="n"}}{{refn|Ruge: "Ông ấy không cứng nhắc đâu... Nếu một anh kỹ sư đề xuất một phát minh vào buổi tối thì thường sáng hôm sau ông sẽ gửi lại cho phiên bản của chính ông, và là bản cải tiến rõ rệt."{{r|Ruge160415}}|group="n"}}
 
Sau các trận chiến của mình tại châu Phi, ông đúc kết ra rằng không thể nào ngăn chặn được tốc độ tiến công dưới sự yểm trợ tối đa bằng đường không của quân Đồng Minh. Ông đã đưa ra quan điểm rằng các lực lượng xe tăng nên được tách ra thành các đơn vị nhỏ để củng cố vững chắc các điểm trọng yếu và nên được đặt gần chiến tuyến càng tốt bởi vì chúng không thể di chuyển được đi xa một khi cuộc tấn công nổ ra{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}}. Ông muốn cuộc tấn công của quân Đồng Minh phải được chặn đứng ngay từ các bãi biển bằng cách kết hợp hỏa lực của quân đội với hệ thống chướng ngại vật. Tuy nhiên, vị chỉ huy của ông, Thống chế [[Gerd von Rundstedt]], lại cho rằng không có cách nào ngăn chặn được cuộc tấn công từ bờ biển vì hỏa lực quá mạnh của lực lượng [[Hải quân Hoàng gia Anh]]. Ông ta lại nghĩ các lực lượng xe tăng nên được tổ chức lại thành các đơn vị lớn đóng sâu vào vùng đất liền gần [[Paris]], nơi cho phép lực lượng Đồng Minh tiến sâu vào và sau đó sẽ tiêu diệt họ. Rundstedt bản tính hòa hoãn, không muốn căng thẳng với Rommel, nhưng Leo Geyr von Schweppenburg (vốn là người của Guderian cài vào ngay từ đầu - vốn không phải để chống Rommel mà để cạnh tranh với các lực lượng SS - và được sự ủng hộ ngầm và về sau là công khai của ông này) đã ủng hộ ý tưởng của Rundstedt và cãi nhau với Rommel. Cuối cùng vụ việc đến tai Hitler. Khi phải lựa chọn một kế hoạch cụ thể để tiến hành, Hitler tỏ ra do dự và đưa ra một giải pháp mang tính lưng chừng, giao cho Rommel 3 sư đoàn tăng và Rundstedt 4 sư đoàn, tự giữ lại 4 sư đoàn khác. Kết quả này khiến cả kế hoạchoạch của Rommel lẫn Rundstedt đều không thể thực hiện.<ref>{{cite book|title=US Army in WW II: European Theater of Operations, Cross Channel Attack (Paperback)|publisher=Government Printing Office|isbn=9780160899386|page=248|url=https://books.google.com.vn/books?id=iSAW3D9GIHQC&pg=PA248}}</ref>{{sfn|Cadđick-Adams|2012|p=221}}<ref>{{cite book|last1=Harrison|first1=Gordon|title=US Army in WW II: European Theater of Operations, Cross Channel Attack|date=1951|isbn=9780794837396|pages=247|url=https://books.google.com/books?id=iSAW3D9GIHQC&pg=PA247}}</ref><ref>{{cite book|last1=Williams|first1=Andrew|title=D-Day To Berlin|date=2004|isbn=9780340833971|url=https://books.google.com/books?id=iSAW3D9GIHQC&pg=PA247}}</ref><ref>{{cite book|last1=Brighton|first1=Terry|title=Patton, Montgomery, Rommel: Masters of War|date=2008|isbn=9781400114979|page=247|url=https://books.google.com/books?id=85nbrwEmgSYC&pg=PA247}}</ref><ref>{{cite book|last1=Keegan|first1=John|title=The Book of War: 25 Centuries of Great War Writing -On the Other Side of the Hill|date=1999|isbn=9780140296556|url=https://books.google.com/books?id=4c6n8T9rNeMC&pg=PT359}}</ref>
 
Trong ngày [[6 tháng 6|D-Day]] (ngày mở màn cuộc đổ bộ vào [[trận Normandie|Normandie]]), nhiều đơn vị xe tăng, nhất là Sư đoàn Panzer SS số 12 khi đó đang ở rất gần bờ biển và có đủ khả năng để gây ra một sự thiệt hại nghiêm trọng cho quân Đồng Minh. Cái rủi cho quân phát xít Đức lại là cái may cho quân Đồng Minh, Hitler đã từ chối tung ra các đơn vị tăng này vì ông ta tin rằng cuộc đổ bộ lên bờ biển chỉ là đòn nghi binh của đối phương. Nhờ có sự thành công của chiến dịch tung tin giả mạo mang tên [[:en:Operation Fortitude|Fortitude]], Hitler và bộ chỉ huy tối cao của Đức đã mong chờ một cuộc tấn công lớn của quân Đồng Minh vào [[Pas-de-Calais|Pas de Calais]]. Đối mặt với các cuộc tấn công quy mô nhỏ của quân Đức, lực lượng Đồng Minh nhanh chóng chiếm được các vị trí đổ bộ.