Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tháp (Phật giáo)”

kiến trúc Phật giáo cao nhiều tầng có mái
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Tháp''' trong Phật giáo còn được gọi là '''Bảo Tháp''' , '''Đại Bảo Tháp''' hay '''Phù Đồ''' là công trình kiến trúc thường…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 06:12, ngày 28 tháng 10 năm 2018

Tháp trong Phật giáo còn được gọi là Bảo Tháp , Đại Bảo Tháp hay Phù Đồ là công trình kiến trúc thường được xây trong cách Thánh tích , Chùa chiền , hình dáng rất đa dạng nhưng thường là cao vươn lên .

Phân Loại

Tháp trong Phật giáo ban đầu được sử dụng để tín đồ hướng vào đó để nhớ đến Phật và giáo lý , chân lý của Ngài tuyên thuyết , Tháp cũng là nơi để cung phụng Xá Lợi của Phật , Thánh đệ tử hoặc dựng kỷ niệm ở những địa điểm quan trọng trong cuộc đời đức Phật như : Tứ Động Tâm nơi mà Phật Đản Sinh , Thành Đạo , Chuyển Pháp , Nhập Niết Bàn .

Về sau Tháp có thể an trí cả kinh điển bên trong , hoặc là tháp mộ chứ xá lợi của cao tăng hoặc di thể , vật dụng của các cao tăng , các sư trụ trì , thậm chí các sa di sau khi họ viên tịch .

Ngoài ra Tháp có thể là đối tượng để thờ cúng , thiền định , các bảo tháp loại này thường bằng đồng , gỗ , vàng , bạc, ngọc ... nêu biểu các biểu tượng giáo lý của Phật giáo .

Kiến Trúc

Ở các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Kim Cang thừa như : Ấn Độ , Tây Tạng , Mông Cổ , Myanma, Thái Lan , Lào , Cam pu chia ... tháp thường tương đồng nhau nêu biểu hình ảnh của Các yếu tổ cấu thành Vũ trụ :

  • Đế hình vuông nêu biểu Địa Đại ( đất)
  • Phần bầu tròn nêu biểu Thủy Đại ( nước)
  • Phần các nón nhọn hướng lên nêu biểu Hỏa Đại ( lửa) .
  • Phần lọng che nêu biểu Phong Đại ( gió)
  • Phần trên cùng nêu biểu Không Đại .

Tháp ở các quốc gia theo Phật giáo Đại Thừa như Hàn Quốc , Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thì thường là dạng như 1 tòa lầu có nhiều tầng tuy nhiên vẫn thu nhỏ dần .