Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng nữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 13:
 
=== Các nước đồng văn ===
Mặc dù chịu ảnh hưởng văn hóa [[Trung Hoa]], nhưng trong lịch sử [[Nhật Bản]] và [[Lưu Cầu]] lại không sử dụng tước hiệu [[Công chúa]]. Từ thời cổ, các con gái [[Thiên Hoàng]] được gọi '''Cơ Mệnh''' (姬命). Từ thời [[Thiên hoàng Keikō|Cảnh Hành Thiên Hoàng]], các con gái [[Thiên Hoàng]] mới được gọi '''Hoàng nữ''' hay '''Cơ Tôn''' (姬尊), các cháu gái trực hệ ngoài 3 đời được phong tước hiệu '''Nữ vương''' (女王), tương đương tước hiệu [[Quận chúa]]. Từ [[thời Nara]], các [[Hoàng tử]] được phong '''Thân vương''' (親王), các Hoàng nữ trực hệ cũng được gọi là '''Nội thân vương''' (内親王), được xem là tương đương tước hiệu [[Công chúa]]. Các tộc nữ tông cơ vẫn giữ phong hiệu ''Nữ vương'' như trước.
 
Ở [[Triều Tiên]], từ [[Tam Quốc (Triều Tiên)|thời Tam Quốc]] các quân chủ thường xưng [[Quốc vương]], còn các Vương nữ được gọi [[Công chúa]]. Sử liệu cũng ghi nhận các vương nữ của [[Tân La]] được phong các tước hiệu '''Công chúa''' (궁주), '''Trạch chúa''' (택주) hoặc '''Điện chúa''' (전주). Tuy nhiên, sau khi kết hôn, các vương nữ đều xưng là [[Phu nhân]]. [[Nhà Triều Tiên]] kế tục, danh xưng [[Công chúa]] chỉ do ''Đích nữ'', tức con gái của [[Vương hậu]] mà thôi. Còn các ''Thứ nữ'' sẽ được phong '''Ông chúa''' (옹주), địa vị con thứ rất thấp kém trong xã hội [[Triều Tiên]], nên các Ông chúa thường không khác gì nô nhân.
 
Tại [[Việt Nam]], thời [[Hùng Vương]] ghi chép, các Vương nữ thông gọi '''Mị Nương''' (媚娘); dù còn mang nhiều sắc màu truyền thuyết nhưng được xem là ghi chép sớm nhất về phong hiệu dành cho các bậc quân vương [[Việt Nam]]. Sang thời [[nhà Lý]], [[nhà Trần]] đến thời [[nhà Nguyễn]], các Hoàng nữ đều sách phong [[Công chúa]], tương tự với các triều đại [[Trung Hoa]].
 
Tuy nhiên, pháp độ [[triều Nguyễn]] coi nghi lễ phong chức tước là trịnh trọng, và chỉ đến khi trưởng thành mới chính thức sách phong. Do vậy, các Hoàng nữ không được phong ngay danh hiệu công[[Công chúa]] mà phải đến lúc thích hợp, phần nhiều là sau khi đã kết hôn, thậm chí có nhiều người sau khi mất mới được phong.
 
== Một số nhân vật nổi tiếng ==