Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 18:
 
== Thái tử triều Nguyễn ==
Văn hóa đại chúng [[Việt Nam]] hiện đại, lưu truyền một thuyết gọi là ''Tứ bất lập [[nhà Nguyễn]]'', bao gồm: Không lập [[Hoàng hậu]], không lập [[Tể tướng]], không lấy đỗ [[Trạng nguyên]] và không lập Thái tử. Tuy nhiên, đây là thuyết vô căn cứ vì thực tế, [[nhà Nguyễn]] có quy định rất rõ về việc lập Thái tử.
 
Như năm [[1815]], [[Gia Long]] quyết định lập [[Minh Mạng|Nguyễn Phúc Đảm]] làm Hoàng thái tử với tư cách là con của [[Thừa Thiên Cao hoàng hậu]]. Năm [[1922]], Hoàng trưởng tử [[Bảo Đại|Vĩnh Thụy]] được [[Khải Định]] sắc lập làm Đông Cung Hoàng thái tử. Năm [[1939]], hoàng đích trưởng tử [[Nguyễn Phúc Bảo Long]] được lập làm Thái tử... Đó đều là cho thấy [[nhà Nguyễn]] không hề kị việc lập Thái tử, chỉ là các triều trước chưa có người thích hợp mà thôi.
 
Theo [[Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ]], [[sách]] phong Hoàng thái tử làm bằng vàng; có 5 tờ; 2 tờ trước và sau đều khắc hình rồng mây; 3 tờ giữa là khắc sách văn, dài 5 [[tấc]] 6 [[phân]] 6 [[ly]], ngang 3 tấc 2 phân 4 ly, dày 2 ly. Hộp đựng sách bằng bạc chạm mây rồng, rồi lại đựng trong 1 hộp gỗ sơn son. Bảo ấn bằng vàng, vuông 2 tấc 4 phân 3 ly, dày 3 phân 2 ly, núm hình rồng phủ phục. Khắc 5 chữ “Hoàng thái tử chi bảo”, hộp đựng gỗ sơn son, bằng đồng. Có thêm 1 ấn tín bằng bạc khắc chữ ''“Thị tín”'', vuông 6 phân 7 ly, dày 3 phân, núm rồng phủ phục.