Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up
n stub sorting, replaced: nhà Đường → Nhà Đường, nhà Thanh → Nhà Thanh, Thế chiến → Thế Chiến (3) using AWB
Dòng 76:
Năm 420, nhà [[Lưu Tống]] thay thế nhà Đông Tấn, Sơn Đông thuộc cương vực của triều đại này. Tuy nhiên, sau [[Chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy]], Sơn Đông đã thuộc về [[Bắc Ngụy]]- triều đại đã thống nhất miền Bắc Trung Quốc. Sau khi Bắc Ngụy diệt vong, Sơn Đông lần lượt thuộc về [[Đông Ngụy]] và [[Bắc Tề]].
 
Vào thời gian cực thịnh của [[nhà Tùy|triều Tùy]], số hộ tại khu vực nay là Sơn Đông chiếm 21% tổng số hộ toàn quốc. Chiến loạn những năm cuối triều Tùy đã phá hoại nặng nề Sơn Đông. Sau [[Trinh Quán chi trị]] thời [[Đường Thái Tông]] và [[Vĩnh Huy chi trị]] thời [[Đường Cao Tông]], Sơn Đông mới có thể khôi phục và phát triển. Thời [[nhàNhà Đường]], khu vực Sơn Đông chủ yếu thuộc về Hà Nam đạo. Những năm Khai Nguyên và Thiên Bảo thời [[Đường Huyền Tông]], mỗi năm đều có hàng triệu [[thạch (Nhật Bản)|thạch]] lương thực được vận chuyển từ Sơn Đông đến [[Quan Trung]], và ở những nơi như đất Thanh (nay là Thanh Châu) và đất Tề (nay là Tế Nam), vật giá thấp hơn nhiều so với các khu vực khác tại Trung Quốc. Thời Đường, kính hoa lăng (镜花绫) Duyện châu, tiên văn lăng (仙纹绫) Thanh châu, đều là các sản phẩm dệt đẹp và tốt nổi tiếng trên toàn quốc. Đến cuối thời Đường, chiến tranh lại nổi lên khắp nơi. Các [[Truy Thanh tiết độ sứ]] từng kế tiếp nhau cát cứ Sơn Đông trong suốt 60 năm (758-819): [[Hầu Hi Dật]] (侯希逸), các thành viên họ Lý gồm [[Lý Chính Kỉ]] (李正己), [[Lý Nạp]] (李纳), [[Lý Sư Cổ]] (李师古), [[Lý Sư Đạo]] (李师道). Sang thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]], Sơn Đông lần lượt thuộc cương vực của năm triều đại ngắn ngủi ở phương Bắc: [[nhà Hậu Lương|Hậu Lương]], [[Hậu Đường]], [[Hậu Tấn]], [[Hậu Hán]], [[Hậu Chu]]; trong thời gian này kinh tế Sơn Đông hoàn toàn đình trệ.
[[Tập tin:Pagoda at Lingyan Si.jpg|nhỏ|phải|Tích Chi tháp (辟支塔) tại [[Linh Nham tự]] (靈巖寺) ở Tế Nam, được xây từ năm 1056 đến năm 1063]]
[[Nhà Tống|Triều Tống]] tái thống nhất Trung Quốc vào cuối thế kỷ X. Năm 1996, người ta đã tìm thấy hơn 200 bức tượng Phật giáo tại Thanh Châu, nó được ca ngợi là một phát hiện [[khảo cổ học]] lớn. Các bức tượng được cho là đã bị chôn vùi khi [[Tống Huy Tông]] đàn áp Phật giáo do ông ủng hộ [[Đạo giáo]]. Thời Bắc Tống, kinh tế Sơn Đông phục hồi và phát triển nhanh chóng, năm Tuyên Hòa thứ 1 (1119-1120) thời Tống Huy Tông, [[Tống Giang]] đã tập hợp 36 người nổi dậy tại Lương Sơn (nay thuộc huyện [[Bình Hồ]]), sự việc này được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm [[Thủy hử|Thủy Hử truyện]]. Năm Chí Đạo thứ 3 (997), triều đình Tống chia toàn quốc thành 15 lộ, khu vực Sơn Đông hiện nay thuộc Kinh Đông lộ. Năm Hi Ninh thứ 5 (1072), triều đình Tống chính thức phân Kinh Đông lộ thành hai lộ là Kinh Đông Đông lộ và Kinh Đông Tây lộ, đại bộ phận Sơn Đông thuộc Kinh Đông Đông lộ, còn phần tây nam thuộc Kinh Đông Tây lộ.
Dòng 84:
Sơn Đông hành tỉnh được thiết lập vào những năm Hồng Vũ thời [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương, đương thời Sơn Đông còn bao gồm cả [[Liêu Đông]]. Vào khoảng năm Hồng Vũ thứ 1 (1368), Sơn Đông "phần lớn là đất không người", triều đình Minh khuyến khích nhân dân khai khẩn. Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), diện tích đất canh tác của Sơn Đông đã đạt trên 72,4 triệu [[mẫu (đơn vị đo)|mẫu]], đứng thứ ba toàn quốc. Năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421) thời [[Minh Thành Tổ|Minh Thái Tông]], sau khi triều Minh thiên đô đến [[Bắc Kinh]], những nơi nằm ven tuyến [[Đại Vận Hà]] là Tế Ninh và Lâm Thanh thuộc Sơn Đông đã phát triển phồn vinh nhờ [[tào vận]], tức vận chuyển bằng đường thủy. Sơn Đông hành tỉnh thời Minh được phân thành 6 phủ: Tế Nam, Duyện Châu, Đông Xương, Thanh Châu, Lai Châu, Đăng Châu.
 
Sang thời [[nhàNhà Thanh|Thanh]], Sơn Đông tỉnh được phân thành ba đạo: Tế Đông Thái Vũ Lâm đạo, Đăng Lai Thanh Giao đạo, Duyện Nghi Tào Tế đạo. Năm Khang Hy thứ 61 (1722) thời [[Khang Hi|Thanh Thánh Tổ]], diện tích đất canh tác của Sơn Đông đạt trên 90 triệu mẫu, lại trở thành một trong các tỉnh đông dân nhất nước. Năm 1855, Hoàng Hải đổi dòng, lại chảy qua địa phận Sơn Đông rồi đổ ra biển. Kể từ đó, đoạn Đại Vận Hà qua Sơn Đông dần dần bị ứ tắc, các thành thị Tế Ninh, Lâm Thanh và Đông Xương ([[Liêu Thành]]) nhanh chóng suy thoái. Thập niên 1860, [[Yên Đài]] trở thành cảng mở cửa đầu tiên của Sơn Đông, đương thời vận chuyển đường biển đã trở thành phương thức giao thông chủ yếu giữa bắc và nam của Trung Quốc, Yên Đài vì thế nhanh chóng phát triển phồn vinh. Năm 1895, trong [[chiến tranh Thanh-Nhật|chiến tranh Giáp Ngọ]], quân Nhật công chiếm [[Uy Hải]], toàn [[hạm đội Bắc Dương]] bị tiêu diệt. Sơn Đông là một tỉnh trọng yếu trong hoạt động truyền giáo tại Trung Quốc của các giáo sĩ truyền giáo phương Tây. Năm 1899, [[Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn|Nghĩa Hòa Đoàn]] đã nổi lên từ Sơn Đông, tiến hành tấn công các giáo sĩ truyền giáo trên khắp địa bàn tỉnh. [[Viên Thế Khải]] được cử làm tổng đốc Sơn Đông để dập tắt cuộc khởi nghĩa và nắm giữ chức vụ này trong 3 năm.
 
Năm 1898, [[Thanh Đảo]] và Uy Hải phân biệt được triều Thanh cấp cho [[Đức|Đức Quốc]] và [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] thuê, Uy Hải luôn chỉ là một căn cứ hải quân, còn Thanh Đảo dưới sự thống trị của Đức và sau này là Nhật đã phát triển thành một thành thị công thương nghiệp trọng yếu của miền Bắc Trung Quốc. Người Đức đã tiến hành xây dựng [[đường sắt Giao-Tế]] nối từ Thanh Đảo đến Tế Nam trong giai đoạn 1899-1904, hoàn thành xây dựng đoạn phía bắc của [[đường sắt Kinh-Hỗ|đường sắt Tân-Phố]] vào năm 1911, đưa Sơn Đông vào phạm vi thế lực của họ. Các nơi ven tuyến đường sắt Giao-Tế là Tế Nam, Duy huyện (Duy Phường), [[Chu Thôn]] đều trở thành nơi thông thương buôn bán với nước ngoài, thành thị phát triển lớn lao. Cuối thời Thanh, Nga và Nhật trở thành mối uy hiếp lớn đối với Trung Quốc, triều đình cuối cùng cũng phải mở cửa [[Đông Bắc Trung Quốc|Đông Bắc]] cho di dân người Hán, cộng với sự khuyến khích của [[Trương Tác Lâm]] vào những năm đầu Dân Quốc, trong vòng 100 năm đã có hàng chục triệu nông dân Sơn Đông theo đường biển và đường bộ để đến Đông Bắc mưu sinh, gọi là [[Sấm Quan Đông]], nay tổ thành một bộ phận quan trọng trong nhân khẩu vùng Đông Bắc.
Dòng 90:
=== Thời cộng hòa ===
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 116-424-046, China, Tsingtau.jpg|nhỏ|phải|Quân Đức tại Thanh Đảo, 1912]]
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiếnChiến I]], năm 1914, quân Nhật đổ bộ lên bắc bộ bán đảo Giao Đông, bao vây Thanh Đảo của Đức. Trải qua giao chiến ác liệt, quân Nhật cuối cùng cũng chiếm được Thanh Đảo. Người Đức không chỉ để mất Thanh Đảo mà còn mất ảnh hưởng của họ trên toàn Sơn Đông. Theo [[hòa ước Versailles]], người Đức nhượng các tô giới tại Sơn Đông cho Nhật Bản thay vì phục hồi chủ quyền cho [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]]. Sự không hài lòng của công chúng Trung Quốc với vấn đề Sơn Đông trong Hòa ước Versailles đã dẫn đến [[phong trào Ngũ Tứ]]. Cuối cùng, theo điều đình của [[Hoa Kỳ]] trong [[Hội nghị Washington]], Nhật Bản đã trả lại Thanh Đảo cho Trung Quốc. Đến năm 1930, thông qua đàm phán ngoại giao, Anh Quốc đã trao trả Uy Hải cho Trung Quốc.
 
Trong [[Thời kỳ quân phiệt]] từ năm 1916 đến 1928 trong lịch sử Trung Hoa Dân Quốc, ban đầu Sơn Đông nằm trong tay các quân phiệt [[Trực hệ]], sau từ sau [[chiến tranh Trực-Phụng lần hai]] vào năm 1924 thì Sơn Đông rơi vào tay [[Phụng hệ]]. Tháng 4 năm 1925, Phụng hệ bổ nhiệm [[Trương Tông Xương]], có biệt danh là "cẩu nhục tướng quân" (tức "tướng quân thịt chó") làm đốc biện Sơn Đông, ông được tạp chí ''Time'' gán cho là "quân phiệt đê tiện nhất" Trung Quốc.<ref>"[http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,722931,00.html CHINA: Basest War Lord]"</ref> Trương Tông Xương cai quản Sơn Đông cho đến năm 1928, khi ông bị trục xuất trong [[Bắc phạt]]. Trong Bắc phạt, khi [[Quốc dân Cách mạng quân]] qua Tế Nam, đã xảy ra xung đột với quân Nhật, được gọi là [[sự kiện Tế Nam]] hay "thảm án Ngũ Tam".
Dòng 96:
Kế nhiệm Trương Tông Xương là [[Hàn Phúc Củ]], người này trung thành với quân phiệt [[Phùng Ngọc Tường]] song sau đó đã hướng lòng trung thành của mình sang chính phủ Nam Kinh do [[Tưởng Giới Thạch đứng đầu]]. Hàn Phúc Củ cũng trục xuất quân phiệt [[Lưu Trân Niên]] (劉珍年), có biệt danh là "Giao Đông vương"- người cai quản đông bộ Sơn Đông, do đó thống nhất cả tỉnh dưới quyền cai quản của mình.
[[Tập tin:Su Yu at MengLiangGu Battle 1947.jpg|nhỏ|phải|[[Túc Dụ]] (粟裕)- người thứ hai từ trái sang, chỉ huy [[chiến dịch Mạnh Lương Cố]] năm 1947]]
Năm 1937, Nhật Bản bắt đầu tiến hành xâm lược [[Trung Quốc bản thổ]] trong [[Chiến tranh Trung-Nhật]], và sau đó trở thành một phần của [[Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai|Mặt trận Thái Bình Dương]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiếnChiến II]]. Hàn Phúc Củ giữ chức chủ tịch tỉnh Sơn Đông, phó tư lệnh chiến khu V và được giao phụ trách việc phòng thủ hạ du Hoàng Hà. Tuy nhiên, ông đã từ bỏ căn cứ Tế Nam của mình khi quân Nhật băng qua Hoàng Hà và bị hành quyết vì tội không làm theo mệnh lệnh một thời gian ngắn sau đó. Sơn Đông hoàn toàn bị quân Nhật chiếm đóng, hoạt động kháng cự vẫn tiếp tục ở nông thôn, và đây cũng là một trong các tỉnh mà tướng [[Yasuji Okamura]] thi hành "chính sách Tam quang" là "giết hết, đốt hết, cướp hết", điều này chỉ kết thúc khi [[Nhật Bản đầu hàng]] vào năm 1945.
 
Sau Thế chiếnChiến II, [[Bát lộ quân]] của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc|Cộng sản đảng]] đã nắm trong tay đại bộ phận các khu vực của tỉnh Sơn Đông, thiết lập chính quyền cấp tỉnh ở Lâm Nghi, còn các nhân viên tiếp quản của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở [[Trùng Khánh]] chỉ kiểm soát được các thành phố lớn. Sau khi bùng phát [[Nội chiến Trung Quốc|Nội chiến Quốc-Cộng]], quân đội chính phủ Quốc dân từng công hạ một bộ phận huyện thị. Tháng 5 năm 1947, Hoa Đông Nhân dân Giải phóng quân của [[Trần Nghị]] tại [[chiến dịch Mạnh Lương Cố]] (孟良崮) đã tiêu diệt hoàn toàn sư đoàn 74 gồm bộ đội tinh nhuệ Trung ương quân của [[Trương Linh Phủ]] (張靈甫). Ngày 24 tháng 9 năm 1948, quân của Trần Nghị công chiếm Tế Nam, chủ tịch Sơn Đông là [[Vương Diệu Vũ]] đã bị bắt làm tù binh ở [[Thọ Quang, Sơn Đông|Thọ Quang]] khi đang trên đường chạy đến Thanh Đảo. Ngày 2 tháng 6 năm 1949, sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Thanh Đảo, Giải phóng quân tiến vào đóng quân trong thành phố.
 
Sau khi [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] được thành lập, năm 1950, một số phần ở tây bộ Sơn Đông gồm Hà Trạch và Liêu Thành đã bị tách ra để hợp thành tỉnh mới [[Bình Nguyên (tỉnh)|Bình Nguyên]], song tỉnh này đã bị triệt tiêu vào năm 1952 và các khu vực này lại trở về Sơn Đông. [[Từ Châu]] và [[Liên Vân Cảng]] của Giang Tô cũng từng thuộc quyền quản lý của Sơn Đông trong giai đoạn 1949-1952. Trong [[Nạn đói lớn ở Trung Quốc|Nạn đói lớn]] 1959-1961, Sơn Đông là một trong các tỉnh chịu thiệt hai nghiêm trọng nhất toàn quốc, đặc biệt là vùng có Hoàng Hà chảy qua ở tây bắc bộ. Từ thập niên 1980, Sơn Đông, đặc biệt là vùng duyên hải đông bộ, đã có sự phát triển to lớn về kinh tế, trở thành một trong các tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc.