Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án phố Ôn Như Hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n xóa link chết hoặc tự xuất bản using AWB
Dòng 95:
 
== Đánh giá ==
Soạn giả Mỹ Arthur J. Dommen coi vụ án này tương tự như những sự kiện trong cuộc [[cách mạng Nga]]. Theo ông, vào mùa hè năm 1918, khi dân chúng đã mất tin tưởng vào sự lãnh đạo của khối [[Bolshevik]], Ban chấp hành Trung ương [[Đảng Xã hội Cách mạng Cánh tả]] ([[Menshevik]]) quyết định dùng khủng bố và ám sát giới chức cao cấp của nước Đức nhằm làm chấm dứt [[Hòa ước Brest-Litovsk]], tương tự như kế hoạch của Việt Nam Quốc Dân đảng tấn công và ám sát quan chức Pháp nhằm làm chấm dứt [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định sơ bộ]]. [[Lenin]] đã dùng vụ ám sát đại sứ Đức [[Wilhelm von Mirbach]] do nhóm [[Menshevik]] thực hiện làm lý do để ra tay loại bỏ nhóm Menshevik, giống như Việt Minh đã sử dụng việc Việt Nam Quốc Dân đảng ám sát quan chức Pháp để loại trừ nhóm này.<ref name="Dommen">{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=MauWlUjuWNsC&pg=PA168&lpg=PA168&dq=rue+bonifacy+Viet+Minh&source=bl&ots=3RgHvYJH2v&sig=eKqdddW-UJP-FkhEBjyFPc74aog&hl=en&sa=X&ei=_NQEUZKTKISo2gWitYHQCA&ved=0CDcQ6AEwAQ#v=onepage&q=rue%20bonifacy%20Viet%20Minh&f=false|title=The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam|author=Arthur J. Dommen|pages=168-169|publisher=Indiana University Press|year=2001}}</ref>
 
Nhà sử học Mỹ [[Cecil B. Currey]] thì đánh giá: Võ Nguyên Giáp luôn nhấn mạnh tất cả các đảng phái phải đoàn kết trong mặt trận dân tộc Liên Việt để có thể đối phó với Pháp, nhưng đa số các đảng phái đối lập từ chối vì cho rằng những vị trí then chốt đều thuộc về Việt Minh. Là một người Marxist-Leninist trung thành, Võ Nguyên Giáp đã quyết định rằng Việt Minh phải hoàn toàn điều khiển bộ máy chính quyền, và "''vụ án phố Ôn Như Hầu đã mở nhiều con mắt của những người không tin vào màu đỏ (biểu tượng của phong trào cộng sản) của Việt Minh''.".<ref name="currey127">Currey, tr. 127</ref>
 
Nhà sử học Mỹ [[David G. Marr]] nhận định Vụ án phố Ôn Như Hầu chưa bao giờ được nghiên cứu nghiêm túc. Ghi chép nội bộ của Lê Giản về vụ án khiến người ta đặt câu hỏi liệu công an và một số lãnh đạo [[Đảng Cộng sản Đông Dương]] có sử dụng bằng chứng Trương Tử Anh âm mưu [[đảo chính]] như lý do tấn công và triệt hạ Việt Quốc qua đó ngăn cản Pháp thảo luận với Việt Quốc và tăng cường quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Đông Dương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vệ quốc quân không? Nếu thật sự Pháp muốn đảo chính (họ đã cân nhắc và hoãn nhiều lần) thì không cần phải dựa vào Trương Tử Anh khơi ngòi, càng không cho Anh thành lập chính phủ. Công an cố tình lập lờ giữa Đại Việt Quốc Dân Đảng do Trương Tử Anh lãnh đạo và Việt Nam Quốc dân Đảng do [[Nguyễn Tường Tam]] và [[Vũ Hồng Khanh]] lãnh đạo khi nhắm vào tòa soạn Báo Việt Nam và các trụ sở khác của Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau cuộc tấn công, có người trong chính quyền đã cố gắng hạn chế những lời lên án công khai Việt Quốc để tuyên truyền về Mặt trận Thống nhất. Việt Quốc trên danh nghĩa vẫn nằm trong mặt trận. Ngoại trừ một vài đảng viên Việt Quốc hợp tác với Việt Minh, mọi công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ đó trở đi đều sợ hãi khi bị cho là đảng viên Việt Quốc. Việt Quốc đồng nghĩa với tội phản quốc.<ref name="Marr424"/>
 
Đối với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, đây là thắng lợi lớn trong công tác bảo vệ [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ nhân dân, góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị bước vào cuộc [[Chiến tranh Đông Dương|Kháng chiến chống thực dân Pháp]] (1946 - 1954).