Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghệ thuật Gothic”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ngữ nguyên học: AlphamaEditor, thay ref lặp lại, Executed time: 00:00:02.4111352 using AWB
→‎Điêu khắc: sai chính tả
Dòng 32:
Vẽ bằng màu dầu trên vải bạt chưa thực sự nổi tiếng cho đến thế kỷ 15 và 16 và được coi là dấu mốc phân biệt với nghệ thuật Phục Hưng. Ở phía Bắc Âu, ngôi trường quan trọng và đổi mới của hội họa Hà Lan về cơ bản sử dụng phong cách vẽ Gothic, tuy nhiên cũng được coi là một phần của phong cách Phục Hưng ở miền Bắc Âu, cho đến mãi tận khi người Ý quay trở lại với niềm đam mê với chủ nghĩa kinh điển đã tác động mạnh mẽ ở phía Bắc. Những họa sĩ như Robert Campin hay Jan van Eyck đã sử dụng tối đa kỹ thuật vẽ tranh dầu để tạo nên nhưng tác phâm hết sức chi tiết, đạt được chuẩn mực trong phối cảnh, trong đó rõ ràng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và sự giàu có trong chủ nghĩa tượng trưng đã nảy sinh ra một sự chính xác từ những chi tiết hay còn bao gồm cả những công việc vụn vặt nhất. Trong thời kỳ đầu của hộ họa Hà Lan, từ những thành phố giàu có nhất Bắc Âu, chủ nghĩa hiện thực trong tranh sơn dần được kết hợp với sự tinh tế và phức tạp của những ám chỉ manh tính chất thần học, được diễn tả chính xác hết sức chi tiết trong khung cảnh của đạo giáo.
==Điêu khắc==
Những ý tưởng của người Pháp bắt đầu được lan truyền. Ở Đức, từ năm 1225 trở đi ở thánh đường đặt tại Bamberg, sự ảnh hưởng có thể thấy rõ. Thánh đường Bamberg có một bộ sưu tậtập khổng lồ của điêu khắc thế kỷ 13, lên đến tuyệt đỉnh là tác phẩm điêu khắc kỵ sĩ Bamberg, bức tượng cưỡi ngựa đầu tiên với kích cỡ thật trong nghệ thuật Phương Tây từ thế kỷ thứ 6. Ở Ý vẫn còn lưu giữ lại trào lưu cổ điển, nhưng Gothic đã xâm nhập vào thông qua các bục giảng kinh như bục giảng ở trong nhà thờ Baptistry (1269) hay bục giảng Siena. Một kiệt tác điêu khắc theo lối Gothic Ý chính là bộ bia mộ gia đình Scaliger ở Verona (Đầu đến cuối thế kỷ 14).
 
Ở phía Bắc châu Âu, nhà điêu khắc Claus Sluter và một số người khác mở đầu phong trào tự nhiên và một góc của chủ nghĩa kinh điển vào đầu thế kỷ 15 và tiếp tục được phát triển xuyên suốt thế kỷ để dẫn đến kết quả sự thay đổi trong lối nghệ thuật Phục Hưng cổ điển chủ yếu đánh dấu bằng sự thay đổi trong kiến trúc nền và trang phục, và một chút giảm bớt trong việc bố trí.