Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Entropy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Lịch sử của entropy bắt đầu với công trình của nhà toán học người [[Pháp]] [[Lazare Carnot]], quyển ''Các nguyên lý cơ bản của cân bằng và chuyển động'' (1803). Trong tác phẩm này, ông đã đề xuất nguyên lý cho rằng tất cả những sự gia tốc và va chạm của các phần đang chuyển động trong mọi cơ cấu đều có hiện diện của những hao tổn về "moment hoạt động". Nói cách khác, trong bất kỳ một quá trình tự nhiên nào đều tồn tại một xu hướng cố hữu của sự tiêu tán năng lượng hữu ích. Dựa trên công trình này, năm 1824 con trai của Lazare là [[Sadi Carnot (định hướng)|Sadi Carnot]] đã xuất bản cuốn ''Những suy ngẫm về năng lượng phát động của lửa''. Trong đó, ông nêu ra quan điểm rằng trong mọi động cơ nhiệt, mỗi khi [[ca-lo|calo]], mà ngày nay gọi là [[nhiệt năng|nhiệt]], "rơi" do một sự sai khác nhiệt độ, thì công hay năng lượng phát động có thể được sinh ra từ những tác dụng của "sự rơi calo" giữa một vật nóng và một vật lạnh. Đây là những nhận thức ban đầu về [[định luật hai nhiệt động lực học|nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học]].
 
Carnot đã xây dựng quan điểm về nhiệt của mình một phần dựa vào "[[Giả thuyết Newton]]" (đầu thế kỉ 18). Giả thuyết này cho rằng cả nhiệt và ánh sáng là những loại khác nhau của những dạng vật chất không thể phá hủy, bị hút và đẩy bởi những vật chất khác. Ông cũng dựa vào quan niệm của [[Count Rumford]], người đã chỉ ra rằng nhiệt có thể được sinh ra do ma sát như khi các nòng đại bác nã đạn. Do đó, Carnot đã suy luận rằng nếu một vật thể chứa vật chất sinh công, chẳng hạn như một vật chứa hơi nước, được đưa lại điều kiện ban đầu của nó (nhiệt độ và áp suất) ở cuối của một [[chu trình máy]], thì "không có thay đổi nào trong trạng thái của vật sinh công." Chú thích này sau đó được thêm vào như là những chú thích nhỏ ở cuối trang trong quyển sách của ông, và chính nó đã dẫn đến sự phát triển của khái niệm entropy.
 
Trong thập niên 1850 và 1860, nhà vật lý người Đức [[Rudolf Clausius]] đã phản đối mạnh mẽ giả thuyết trên của Carnot. Clausius cho rằng phải có sự thay đổi trạng thái của vật sinh công và đưa ra cách giải thích toán học cho sự thay đổi đó, bằng cách nghiên cứu bản chất của sự tự hao tổn nhiệt hữu ích khi thực hiện công, chẳng hạn như khi nhiệt được sinh ra do ma sát. Đây là điều trái ngược với các quan điểm trước đó, dựa vào lý thuyết của Newton, rằng nhiệt là hạt bền vững có khối lượng. Sau đó, các nhà khoa học như [[Ludwig Boltzmann]], [[Willard Gibbs]], và [[James Clerk Maxwell]] đã chỉ ra cơ sở thống kê của entropy; [[Carathéodory]] đã kết hợp entropy với một định nghĩa toán học của sự bất thuận nghịch.