Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà máy điện hạt nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 27:
Sau Liên Xô thì các nhà máy điện hạt nhân khác cũng được xây dựng, với [[nhà máy điện hạt nhân Calder Hall]] ban đầu cũng chỉ có công suất 46 MW được đưa vào vận hành ngày 27 tháng 8 năm 1956 tại Anh. Sau đó 1 năm, tại Mỹ [[nhà máy điện hạt nhân Beaver Valley]] với công suất 60 MW cũng được bắt đầu xây dựng tại [[Shippingport, Pennsylvania|Shippingport]], Pennsylvania.
 
Năm [[1979]] xảy ra một sự cố rất nghiêm trọng tại Mỹ tại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island. Sau sự kiện đó Hoa Kỳ đã ngừng xây dựng các lò phản ứng, trong dự kiến tới năm 2017 sẽ xây dựng xong 2 lò phản ứng mới trong khu nhà máy cũ.<ref name=autogenerated1>{{chú thích web|date=10 февраля 2012|url=http://lenta.ru/news/2012/02/10/first/|title=Tại Mỹ sẽ xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân mới |publisher=[[Lenta.ru]]|accessdate = ngày 18 tháng 9 năm 2012 |archiveurl=http://www.webcitation.org/6BQdn66Xh|archivedate = ngày 15 tháng 10 năm 2012}}</ref>.
 
Vào năm [[1986]] xảy ra một thảm họa hạt nhân rất nghiêm trọng là [[Thảm họa Chernobyl|sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl]]. Ngoài những hậu quả trực tiếp như gây ô nhiễm phóng xạ các vùng lân cận, nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển năng lượng hạt nhân. Điều này khiến toàn bộ các chuyên gia trên thế giới phải xem xét lại các vấn đề an toàn hạt nhân và suy nghĩ về sự hợp tác quốc tế với mục đích nâng cao an toàn trong khai thác, sử dụng năng lượng hạt nhân.
 
Ngày 15 tháng 5 năm 1989 tại cuộc họp sáng lập tổ chức tại Moskva, người ta đã thành lập [[Hiệp hội Thế giới các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân]] (WANO), một hiệp hội chuyên nghiệp quốc tế liên kết các tổ chức vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới. Hiệp hội đã đề ra nhiệm vụ soạn thảo và đưa ra kế hoạch phát triển, vận hành an toàn cho ngành điện hạt nhân trên toàn thế giới.