Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiết Giang”

Không thay đổi kích thước ,  5 năm trước
n
stub sorting, replaced: ệ thất → ệ Thất, nhà Đường → Nhà Đường (2), nhà Minh → Nhà Minh (2), nhà Nguyên → Nhà Nguyên, nhà Tống → Nhà Tống, nhà using AWB
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
đã sửa lỗi chú thích
n stub sorting, replaced: ệ thất → ệ Thất, nhà Đường → Nhà Đường (2), nhà Minh → Nhà Minh (2), nhà Nguyên → Nhà Nguyên, nhà Tống → Nhà Tống, nhà using AWB
Dòng 49:
Bắt đầu từ thời [[Xuân Thu]], [[Việt (nước)|nước Việt]] nổi lên ở phía bắc Chiết Giang, định đô ở Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng). Đến đời [[Việt Vương Câu Tiễn|Việt vương Câu Tiễn]], nước Việt đã đạt đến thời kỳ cực thịnh và năm 473 TCN đã có thể đã đánh bại [[ngô (nước)|nước Ngô]] ở phía bắc, một trong những tiểu quốc mạnh thời bấy giờ. Năm 333 TCN, đến lượt nước Việt bị [[sở (nước)|nước Sở]] ở phía tây đánh bại. Năm 221 TCN, đến lượt [[tần (nước)|nước Tần]] chinh phục được tất cả các tiểu quốc ở Trung Hoa và thành lập một đế quốc Trung Hoa thống nhất.
 
Dưới thời [[nhàNhà Tần]] và thời [[nhàNhà Hán]], Chiết Giang thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Trung Hoa, tuy nhiên vùng này vẫn là biên ải và vùng Nam Chiết Giang chỉ thuộc quyền kiểm soát trên danh nghĩa do các tộc [[Bách Việt]] vẫn cư ngụ ở đây với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, đó chính là nước [[Đông Âu (nước)|Đông Âu]]. Năm 138 TCN, Đông Âu và nước [[Mân Việt]] phát sinh tranh giành, Mân Việt vương đã xuất binh bao vây Đông Âu thành (thuộc Ôn Châu ngày nay), chỉ đến khi nhàNhà Hán cử quân tiếp viện cho Đông Âu thì quân Mân Việt mới thoái lui. Sau đó, dưới áp lực từ Mân Việt, quốc vương Đông Âu đã phải dẫn trên 4 vạn quân tiến về phía bắc đến khu vực [[Thư Thành]] thuộc An Huy ngày nay. Những cư dân Đông Âu còn ở lại đất cũ đã di cư ra các đảo trên [[biển Hoa Đông]] để tránh chiến loạn. Cuối đời nhàNhà Hán, Chiết Giang là địa bàn hoạt động của các tướng [[Nghiêm Bạch Hổ]] (嚴白虎) và [[Vương Lãng]] (王朗). Hai người này đã thua trước hai anh em [[Tôn Sách]] (孙策) và [[Tôn Quyền]] (孫權) - những người cuối cùng đã lập nên [[Đông Ngô|nước Ngô]], một trong ba nước thời [[Tam Quốc]].
 
Từ [[thế kỷ IV]], Trung Quốc bắt đầu bị các [[người Hồ|tộc du mục phương Bắc]] đánh chiếm - những tộc người đã chiếm được toàn bộ vùng [[Hoa Bắc]] và thiết lập [[Ngũ Hồ thập lục quốc]] (thực tế có nhiều nước hơn) và [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Bắc triều]] [[Bắc Ngụy|Ngụy]]. Do đó, những đợt lớn dân di cư từ phía bắc đã đổ về miền Na, điều này đã tăng tốc quá trình [[Hán hóa]] vùng Nam Trung Quốc, trong đó có Chiết Giang.
 
[[Nhà Tùy]] tái thống nhất Trung Quốc và xây dựng con kênh lớn [[Đại Vận Hà]] nối [[Hàng Châu]] với [[bình nguyên Hoa Bắc]], mang lại cho Chiết Giang một đường kết nối quan trọng với các trung tâm của văn minh Trung Hoa. Thời [[nhàNhà Đường]] là thời hoàng kim của Trung Hoa. Khi đó, Chiết Giang là một phần của [[Giang Nam Đông đạo]] (江南東道) và bắt đầu phát triển thịnh vượng. Về sau, khi nhàNhà Đường sụp đổ, đa phần lãnh thổ của [[ngô Việt|nước Ngô Việt]] thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]] là tại Chiết Giang.
 
[[Nhà Tống|Bắc Tống]] tái thống nhất Trung Quốc vào khoảng năm [[960]]. Trong thời nhàNhà Tống, sự giàu có thịnh vượng của miền Nam Trung Quốc bắt đầu vượt miền Bắc Trung Quốc. Sau khi miền Bắc bị người [[Nữ Chân]] xâm chiếm vào năm [[1127]], Chiết Giang tiến vào thời cực thịnh: [[Hàng Châu]] trở thành kinh đô của [[Nhà Tống|Nam Tống]]. Nổi tiếng vì vẻ đẹp và sự giàu có, thành phố này có thể đã là thành phố lớn nhất thế giới vào thời đó.<ref>{{chú thích web|last=Rosenberg|first=Matt T.|title=Largest Cities Through History|url=http://geography.about.com/library/weekly/aa011201a.htm|publisher=About.com Geography|accessdate=ngày 7 tháng 11 năm 2012}}</ref> Kể từ đó đến nay, trong văn hóa Trung Hoa, cùng với vùng Nam [[Giang Tô]] lân cận, vùng Bắc Chiết Giang đã đồng nghĩa với sự xa hoa và giàu có. Chiến thắng của quân [[đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] và việc thành lập [[nhàNhà Nguyên]] năm [[1279]] đã kết thúc vai trò quan trọng về chính trị của Hàng Châu, tuy nhiên, thành phố này vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng; [[Marco Polo]] đã đến thăm Hàng Châu, ông gọi thành phố này là "Kinsay" và gọi đây là "thành phố sang trọng và đẹp đẽ nhất" trên thế giới.<ref>{{chú thích web|last=Halsall|first=Paul|title=Medieval Sourcebook: Marco Polo: The Glories Of Kinsay [Hangchow] (c. 1300)|url=http://www.fordham.edu/halsall/source/polo-kinsay.asp|publisher=Fordham University|accessdate=ngày 7 tháng 11 năm 2012}}</ref>
 
[[Tập tin:Ceramic planter from the Ming Dynasty.jpg|nhỏ|trái|240px|Đồ sứ ba chân thời [[nhàNhà Minh]] phát hiện tại tỉnh Chiết Giang. Hiện được trưng bày tại [[viện Smithsonian]] ở [[Washington, D.C.]]]]
 
=== Thời Minh ===
[[Nhà Minh]], triều đại đánh đuổi được người Mông Cổ vào năm [[1368]], là triều đại đầu tiên thiết lập đơn vị hành chính cho riêng Chiết Giang, [[Chiết Giang thừa tuyên bố chánh sứ ti]] (浙江承宣布政使司), và kể từ đó ranh giới của tỉnh hầu như không thay đổi. Thời nhàNhà Minh, Chiết Giang có 11 phủ và 75 huyện. Thời Minh, Chiết Giang là một vùng quan trọng về thuế, đương thời Gia Hưng và Hồ Châu là những vùng sản xuất tơ sống chủ yếu. Tuy nhiên, do [[Trương Sĩ Thành]] (张士诚) và [[Phương Quốc Trân]] (方国珍) đối kháng với triều đình, Chu Nguyên Chương đã thực hiện chính sách [[hải cấm]], tiến hành phong tỏa các khu vực duyên hải của Chiết Giang, do vậy nền thương mại nói chung và ngoại thương nói riêng của tỉnh có khuynh hướng suy giảm. Theo chính sách "Hải cấm", cư dân duyên hải bị buộc phải di chuyển vào sâu trong nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của họ.<ref>{{chú thích web|title=海禁与锁国|url=http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/mtlddf/2008-03/21/content_13222900.htm|publisher=中国网|accessdate=ngày 7 tháng 11 năm 2012}}</ref> Năm [[Hồng Vũ (niên hiệu)|Hồng Vũ]] thứ 19 (1386), hơn 30.000 cư dân tại 46 đảo [[Chu San|Chu Sơn]] bị bách phải chuyển vào nội địa, năm sau, huyện đảo duy nhất khi ấy là Xương Quốc huyện (tức Chu Sơn ngày nay) bị phế bỏ.<ref>[http://www.zsctrip.com/culture/history/07051363.shtml 王国祚面奏皇帝的内幕],舟山文化旅游网</ref> Đến những năm [[Gia Tĩnh (niên hiệu)|Gia Tĩnh]], Trung Quốc chịu ảnh hưởng của hải tặc [[Uy khấu]], nặng nề nhất là Phúc Kiến và Chiết Giang.
 
=== Thời Thanh ===
[[Tập tin:Second taking of Chusan.jpg|nhỏ|270px|phải|Quân Anh chiếm thành Định Hải ở [[quần đảo Chu Sơn]] năm 1841]]
Sau khi người Mãn Châu nhập quan, lập nên [[nhàNhà Thanh]], triều đình mới đã đổi Chiết Giang thừa tuyên bố chánh sứ ti thành Chiết Giang tỉnh, về quân sự do [[tổng đốc Mân Chiết]] quản lý. Do Chiết Giang tích cực phản kháng quân Thanh, triều đình Mãn Thanh đã có các chính sách thẩm tra dã man đối với văn nhân Giang Nam, như [[Văn tự ngục]] (文字獄), [[Minh sử án]] (明史案). Năm [[Đạo Quang (niên hiệu)|Đạo Quang]] thứ 20 (1840), quân Anh pháo kích thành Định Hải, [[Chiến tranh Nha phiến]] chính thức bùng phát. Sau khi thành bị bao vây, [[tổng binh]] Định Hải trấn Cát Vân Phi (葛云飞), tổng binh Thọ Xuân trấn [[Vương Tích Bằng]] (王锡朋), tổng binh Xử Châu trấn Trịnh Quốc Hồng (郑国鸿) đã suất quân để kháng cự song đã thiệt mạng trong trận chiến. Căn cứ theo [[Điều ước Nam Kinh]] ký kết sau chiến tranh, Ninh Ba trở thành một 5 cảng thông thương với ngoại quốc đầu tiên.
 
Năm 1861, quân [[Thái Bình Thiên Quốc]] tiến từ Giang Tây đến Chiết Giang, do là nơi xuất thân của nhiều quan viên và thân sĩ Trung Quốc, Giang Chiết là vùng cư dân chịu ảnh hưởng mạnh của [[Nho giáo]] nên các dân đoàn địa phương đã liên tục cùng quân Thái Bình tác chiến, vì thế có đến trên một nửa cư dân Chiết Giang đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.<ref>Theo "Trung Quốc Nhân khẩu sử" thống kê về số người tử vong tại 9 tỉnh phương Nam, nhân khẩu Chiết Giang trước chiến tranh là 30,27 triệu, số người tỷ vong thời chiến là 16,30 triệu người, tỷ lệ lên tới 53,8%</ref> Đặc biệt, ở các khu vực phía tây như tại ba huyện Vũ Khang, Hiếu Phong và An Cát thuộc hai phủ Hồ Châu, Hàng Châu, tổn thất nhân khẩu là trên 96%.<ref>《太平天国战争对浙江人口的影响》,《复旦学报》2000年第五期</ref> Cuộc chiến khốc liệt này đã khiến một số lượng lớn nhân sĩ Giang Chiết đến tị nạn tại Thượng Hải (tô giới ngoại quốc), đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển của Thượng Hải. Sau chiến tranh, [[Tương quân]] nhập Chiết Giang để đánh Thái Bình Thiên Quốc trước kia khuếch trương thế lực và sau năm 1861, nhiều tuần phủ Chiết Giang do Tương quân độc quyền nắm giữ. Tuy nhiên, sau [[Dương Nãi Vũ và Tiểu Bạch Thái|án Cát Tất thị]], lực lượng Tương quân đã suy yếu rất nhiều. Trong các sự kiện [[Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn]] và [[Liên quân tám nước|Bát quốc liên quân]] xâm lược, tỉnh Chiết Giang tham gia [[Đông Nam hỗ bảo]], tránh được chiến tranh xâm lược.
Dòng 78:
Tháng 4 năm 1949, [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] đã tiến vào Chiết Giang giao chiến với quân Trung Hoa Dân Quốc. Đến tháng 5, Ôn Châu, Hàng Châu, Ninh Ba cùng tất cả vùng đại lục của Chiết Giang đều về tay lực lượng cộng sản. Chính phủ Quốc dân tỉnh Chiết Giang di dời đến quần đảo Chu Sơn, tiếp tục quản lý các đảo duyên hải của Chiết Giang. Tháng 5 năm 1950, chính quyền Quốc dân tỉnh Chiết Giang cùng quân Trung Hoa Dân Quốc, tổng cộng 125.000 người và tổng cộng khoảng 20.000 dân chúng bản địa đã [[Chu Sơn triệt thoái|triệt thoái]] đến [[Đài Loan]]. Chính phủ Quốc dân tỉnh Chiết Giang trên thực tế chấm dứt tồn tại. Sau đó, Giải phóng quân tiếp quản các đảo của quần đảo Chu Sơn.
 
Sau khi từ bỏ Chu Sơn, chính phủ Quốc dân vẫn khống chế [[quần đảo Đại Trần]] (大陈列岛) hay [[quần đảo Thai Châu]] (台州列岛) ở đông nam Chiết Giang, như [[đảo Nhất Giang Sơn]] (一江山岛). Ngày 20 tháng 1 năm 1955, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc [[chiến dịch đảo Nhất Giang Sơn|công chiếm đảo Nhất Giang Sơn]].<ref>[http://www.people.com.cn/BIG5/junshi/192/8559/8564/20020715/776672.html 三軍渡海攻占一江山島]</ref> Chính phủ Quốc dân thấy tình hình đã trở nên vô vọng, với sự hộ tống của [[Đệ thấtThất Hạm đội Hoa Kỳ]], toàn bộ quân lính và cư dân trên [[đảo Đại Trần]] đã triệt thoái đến Đài Loan, sau đó đến lượt [[quần đảo Nam Kỉ]] (南麂列岛) cũng phải tiến hành di tản. Từ đó, toàn bộ tỉnh Chiết Giang đã về tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.<ref>[http://city.udn.com/1308/1332844?tpno=32&cate_no=0 1954年,蔣經國巡視大陳島]</ref>
 
=== Thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ===