Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phân đại Đệ Tam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Ma=Mega-annum=triệu năm
Dòng 1:
'''Kỷ đệ Tam''' ('''''Tertiary''''') đã từng là một đơn vị chính trong [[niên đại địa chất]], kéo dài từ khi kết thúc [[kỷ Creta]], vào khoảng 65 triệu năm trước (Ma), tới khi bắt đầu [[phân đại đệ Tứ|kỷ đệ Tứ]], vào khoảng 1,8 Ma. Việc sử dụng tên gọi này đã từng là rộng khắp và vẫn còn được dùng đến ngày nay (2007); nhưng [[Ủy ban quốc tế về địa tầng học]] (ICS) đã không còn coi nó là một phần của [http://www.stratigraphy.org/gssp.htm danh pháp địa tầng học chính thức] mà gần như đã coi nó như là cấp phân đại (sub-erathem) gọi là '''Phân đại đệ Tam'''. Thay vì thế, các kỷ như [[kỷ Paleogen]] và [[kỷ Neogen]] đã được khuyến nghị nên dùng như là các đơn vị phân chia ở cấp thứ nhất của [[đại Tân Sinh]]. ICS đã đề nghị rằng kỷ đệ Tam cũ nên được coi là một phân đại và chứa một phần của kỷ Neogen, với sự kết thúc của nó vào khoảng 2,588 Ma (triệu năm), trùng với khi bắt đầu [[tầng Gelasia]]. Tuy nhiên, [[Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu kỷ đệ Tứ]] (INQUA) lại đưa ra đề nghị ngược lại cho rằng kỷ Neogen và [[thế Pliocen]] kết thúc tại thời điểm khoảng 2,588 Ma, tầng Gelasia cần được chuyển sang [[thế Pleistocen]] bằng việc viện dẫn các thay đổi cơ bản trong khí hậu, đại dương và vùng sinh vật của Trái Đất đã diễn ra vào thời điểm 2,588 Ma và sự tương ứng của nó với [[đảo ngược Gauss-Matuyama|ranh giới địa từ học Gauss-Matuyama]]
 
Trong sử dụng thông thường, kỷ đệ Tam bao gồm 5 thế địa chất – là các thế [[thế Paleocen|Paleocen]], [[thế Eocen|Eocen]], [[thế Oligocen|Oligocen]], [[thế Miocen|Miocen]] và [[thế Pliocen|Pliocen]].