Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Huy Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 44438943 của Zanyhe (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.20.108.145 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Zanyhe
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 15:
{{cần biên tập}}
Phan Huy Lê sinh ngày [[23 tháng 2]] năm [[1934]] tại xã Thạch Châu, huyện [[Lộc Hà]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]. Năm 1952, ông học Dự bị Đại học ở Thanh Hóa. Năm 1956, ông tốt nghiệp cử nhân Sử- Địa trường Đại học sư phạm Hà Nội, sau đó ông được nhận chức danh Trợ lý giảng dạy Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1958, ông là chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại khi mới 24 tuổi. Năm 1988 đến nay, ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch hội Sử học Việt Nam. Năm 1988, ông sáng lập Trung tâm Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (thuộc Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội), tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa, sau này là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.<ref>{{Chú thích web|url = http://vnu.edu.vn/eng/inc/print.asp?N6874|tiêu đề = 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành}}</ref> Năm 1995, ông sáng lập Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.<ref>{{Chú thích web|url = http://www.ussh.vnu.edu.vn/d4/news/Khoa-Dong-phuong-hoc-nhung-truong-thanh-vuot-bac-sau-20-nam-phat-trien-1-12898.aspx|tiêu đề = Khoa Đông phương học - những trưởng thành vượt bậc sau 20 năm phát triển}}</ref> 2004-2009, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo cho Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa đã phát triển thành Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.<ref name="baodatviet.vn" /> Giáo sư Phan Huy Lê qua đời vào lúc 13 giờ 6 phút ngày 23 tháng 6 năm 2018 tại [[Bệnh viện Bạch Mai]], Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.<ref>{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/giao-su-su-hoc-phan-huy-le-qua-doi-o-tuoi-84-20180623145149509.htm|tiêu đề=Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84}}</ref>
 
==Câu chuyện về Lê Văn Tám==
Trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 (năm 2009), giáo sư sử học Phan Huy Lê nói rằng ông đã được Giáo sư Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 1940 kể cho nghe nhân vật [[Lê Văn Tám]] là do ông Liệu dựng lên để ''cổ vũ tinh thần chiến đấu'' của người Việt. Ông Phan Huy Lê cũng nói rằng ông [[Trần Huy Liệu]] đã nói với ông và hai người khác trong một cuộc gặp: ''Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.'' <ref>{{Chú thích web | url =http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2009/10/091016_levantam_discussion.shtml | tiêu đề =
Tranh luận về Lê Văn Tám tiếp tục| tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 7 năm 2016 | nơi xuất bản = BBC| ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lý Châu Hoàn, ngoài câu chuyện tự kể này thì ông Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 - đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là ''"nhà sử học"'' và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy. Ông Phan Huy Lê cũng đã nhầm lẫn giữa 2 trận đánh kho Thị Nghè (trận đánh kho của Lê Văn Tám diễn ra vào ngày 17/10/1945, còn trận đánh của công nhân nhà máy đèn [[Chợ Quán]] diễn ra ngày 1/1/1946, đây là hai trận đánh khác nhau). Ông Lý Châu Hoàn đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh Lê Văn Tám là có thực, bao gồm các tài liệu thời kỳ đó cũng như lời kể của nhân chứng địa phương và đề nghị ông Phan Huy Lê đối chất<ref name=ly>Lý Châu Hoàn. Sự thật về "Đuốc sống" Lê Văn Tám ! Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM số 383. 12-2015.</ref> Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh còn tìm ra nhân chứng là ông Hồ Thanh Điền, từng là đội viên [[Thanh niên Tiền phong đoàn Trần Cao Vân]], sau thuộc Chi đội 13 (tiền thân của trung đoàn 300), khẳng định Lê Văn Tám có thật: ''“Lúc đó đơn vị tôi đóng quân ở Trung Chánh. Ngay sớm hôm sau khi cháy kho xăng Thị Nghè, Nguyễn Thanh Hùng là chiến sĩ của tiểu đội tôi, nhà ở Đa Kao, chạy về báo tin: Thằng Tám trong xóm nhà tui là người đốt kho xăng hồi hôm đó!”''. Ông Phạm Văn Đông là đồng đội, nhà ở 22/3 Hồ Văn Đại, TP. Biên Hòa thường xuyên nghe ông Điền kể chuyện này<ref name=tuanbao>http://tuanbaovannghetphcm.vn/lai-noi-chuyen-lich-su/</ref>. Những năm sau đó, không thấy ông Phan Huy Lê nhắc lại chuyện này trên báo chí<ref name=ly />
 
==Phong tặng==
Hàng 25 ⟶ 31:
* Năm 2014, ông được nhận ''Giải thưởng danh dự Pháp ngữ năm 2014'' &nbsp;(Prix d’honneur de la Francophonie 2014) do nhóm các Đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF) trao tặng<ref>{{Chú thích web|url = http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-su-phan-huy-le-duoc-cong-dong-phap-ngu-vinh-danh-1395392351.htm|tiêu đề = }}</ref>. Năm 2016, ông được Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp) trao bằng Tiến sĩ danh dự<ref>{{Chú thích web|url=http://www.vietnamplus.vn/truong-vien-dong-bac-co-phap-vinh-danh-nha-su-hoc-phan-huy-le/386436.vnp|tiêu đề=Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp vinh danh nhà sử học Phan Huy Lê}}</ref>.
* Năm 2016, ông được trao tặng [[Giải thưởng Hồ Chí Minh]] về khoa học cho công trình ''Lịch sử và Văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận''.
*Ngày 17/10/2018, ông được Đại sứ quán Nhật Bản truy tặng Bằng khen sau khi mất vì những cống hiến to lớn cho việc xúc tiến giao lưu học thuật Nhật - Việt, đào tạo chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản, đóng góp cho việc tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước Nhật Bản - Việt Nam<ref>{{Chú thích web|url=https://www.vn.emb-japan.go.jp/itprtop_vi/letruytangbangkhencuabotruongbongoaigiaochocogiaosuphanhuyle.html|tiêu đề=Trang web của Đại sứ quán Nhật Bản|website=}}</ref>.
 
==Tác phẩm==