Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 31:
 
=== Hán Đường ===
[[Tập tin:Princess Wencheng.jpg|thumb|left|200px|Tượng [[Văn Thành công chúa]] của [[nhà Đường]]]]
 
Sang đầu thời [[Tây Hán]], chế độ sách phong, tấn phong và đãi ngộ cho con gái và cháu gái [[Hoàng đế]] được hình thành. Theo đó, các [[Hoàng nữ]] xưng là Công chúa, con gái các [[Vương]] (gọi là [[Vương nữ]]) thì xưng là ''[[Ông chúa]]'' (翁主) hoặc ''Vương chúa'' (王主)<ref name="Đường lục điển, quyển 2">''[[Đường lục điển]]'', quyển 2.</ref>. Công chúa đầu tiên được sử liệu ghi chép là là [[Lỗ Nguyên công chúa]], con gái của [[Hoàng đế]] khai quốc [[nhà Hán]] [[Lưu Bang]]. Tuy nhiên, ''"Lỗ Nguyên"'' chỉ là thụy hiệu được đặt sau này, còn tên thật của bà không được ghi chép lại.
 
Khi các Công chúa được gả cho bậc ''Liệu hầu'', phong hiệu của Công chúa đó sẽ đổi theo phong hiệu của chồng. Như [[Công chúa Bình Dương (Hán Cảnh Đế)|Dương Tín công chúa]], con gái của [[Hán Cảnh Đế]], khi được gả cho Bình Dương hầu [[Tào Thì]], phong hiệu của bà được cải thành '''Bình Dương công chúa'''. Do tước hiệu Công chúa không có tính thế tập, nên vẫn xảy ra trường hợp 2 công chúa có cùng phong hiệu (ở những thời điểm khác nhau), như trường hợp phong hiệu [[Quán Đào công chúa]] từng được phong cho Lưu Phiêu (con gái [[Hán Văn đếĐế]]) và Lưu Thi (con gái [[Hán Tuyên đếĐế]]). Hoặc có trường hợp phong hiệu gây nhầm lẫn với liệt hầu khác như [[Công chúa Bình Dương (Hán Cảnh Đế)|Dương Tín công chúa]] với Dương Tín hầu.
 
Đời [[Hán Văn đếĐế]], Trưởng nữ Lưu Phiêu là người đầu tiên chính thức được phong hiệu [[Quán Đào công chúa]], theo thực ấp của Công chúa là huyện [[Quán Đào]], gọi là [[Trưởng công chúa]] (長公主), khi sang thời [[Hán Vũ Đế]] trở thành '''Đại Trưởng công chúa''' (大長公主). Căn cứ theo [[Hậu Hán thư]] - [[Hoàng hậu]] kỷ viết:''"Hán chế, [[Hoàng nữ]] tắc phong Huyện công chúa, nghi phục ngang Liệt hầu. Những người được coi trọng, gia hiệu [[Trưởng công chúa]], nghi phục ngang Phiên vương"'' (《后汉书·皇后纪》载:汉制,皇女皆封县公主,仪服同列侯。其尊崇者,加号长公主,仪服同蕃王). Lúc này, con gái cả do Trung cung sinh ra của [[Hoàng đế]], theo lệ sẽ được phong ''"Trưởng công chúa"'', địa vị ngang với Thân vương. Ngoài ra, [[Hoàng đế]] cũng có thể gia phong ''Trưởng công chúa'' cho chị mình, như [[Hán Vũ Đế]] gia phong [[Bình Dương công chúa]], hay [[Hán Chiêu Đế]] phong chị mình làm [[Ngạc Ấp công chúa]] phong hiệu là ''Cái Trưởng công chúa'' (蓋長公主).
 
Khi [[Vương Mãng]] lên ngôi, đã phế bỏ tước hiệu Công chúa, cải thành tước hiệu '''Thất chúa''' (室主), cải phong hiệu của con gái mình từ [[Vương hoàng hậu (Hán Bình Đế)|Định An tháiThái hậu]] của [[nhà Hán]] thành '''Hoàng Hoàng thất chúa''' (黃皇室主). Sử liệu của ghi chép lại tước hiệu của hai con gái [[Vương Mãng]][[Vương Diệp]][[Vương Tiệp]] được phong lần lượt là; '''Mục Tu nhiệm''' (睦脩任) và '''Mục Đãi nhiệm''' (睦逮任)<ref>''[[Hán thư]]'', quyển 99 hạ, truyện Vương Mãng.</ref>.
 
Đến đời [[Đông Hán]], tước hiệu Công chúa được phục hồi, nhưng lại bỏ tước hiệu ''Ông chúa''. Phân định các bậc Công chúa được phân thành '''Huyện công chúa''' (gọi tắt là ''[[Huyện chúa]]''; 縣主),dành cho [[Hoàng nữ]]<ref name="Đường lục điển, quyển 2"/>; còn tước vị '''Hương công chúa''' (gọi tắt là ''Hương chúa''; 鄉主) và '''Đình công chúa''' (gọi tắt là ''[[Đình chúa]]''; 亭主), đều phong cho các [[Vương nữ]]. Căn cứ theo ghi chú của [[Thái Ung]] rằng:''"Đế nữ phong Công chúa, vị ngang Liệt hầu. Tỷ muội phong [[Trưởng công chúa]], vị ngang Chư hầu Vương"'' (帝女曰公主,仪比列侯。姊妹曰长公主,仪比诸侯王。), lúc này danh vị ''Trưởng công chúa'' đã định hình là sắc phong cho chị hoặc em gái [[Hoàng đế]]<ref>''[[Hậu Hán thư]]'', Hoàng hậu kỷ, Đệ thập hạ.</ref>.
 
[[Tập tin:樂昌公主2.jpg|thumb|right|220px|Ảnh họa ''"Thiên thu tuyệt diễm đồ"'' thời [[nhà Minh]], vẽ [[Nhạc Xương công chúa]] của [[Nhà Trần (Trung Quốc)|nhà Trần]]]]
 
Thời [[Tam Quốc]], chiến tranh loạn lạc, sử liệu thất lạc, chỉ có thể phỏng đoán thể chế phong hiệu các côngCông chúa vẫn phỏng theo [[nhà Hán]]. Sang đến đời [[Nhà Tấn|Tấn]], Đế nữ được phong hiệu theo quận tên quận, gọi là ''Quận công chúa''; gọi tắt là '''[[Quận chúa]]''' (郡主), phong hiệu các Vương nữ gọi là ''[[Huyện chúa]]'', nhưng không được dùng xưng hiệu ''Huyện công chúa''<ref name="Đường lục điển, quyển 2"/>.
 
Thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam-Bắc triều]], Công chúa là tước hiệu dành cho [[Hoàng nữ]], tuy nhiên trên thực tế vẫn được phong cho các nữ giới khác trong dòng tông thất. Phong hiệu của các Công chúa lấy theo tên quận hoặc huyện được phong.
 
Thời [[Nhà Đường|Đường]], tước hiệu Công chúa, ngoài các [[Hoàng nữ]], còn được phong cho các nữ nhân trong tông thất, thậm chí các con gái của các [[Phò mã]], các đại thần cũng được phong tước hiệu Công chúa, đó như là một danh hiệu phong tặng không còn bị gò bó chỉ dành cho tông thất nữ nhân<ref>''Đường hội yếu'', quyển Lục, Hòa phiên Công chúa.</ref>. Các bậc Công chúa cũng quy định rõ<ref>''[[Tân Đường thư]], quyển 46, Chí 36: Bách quan nhất: Lại bộ.</ref>, mà về sau là căn bản cho các triều đại tiếp theo:
* Cô ruột của [[Hoàng đế]] được phong là ''Thái trưởng công chúa'' (太長公主);
* Chị và em gái [[Hoàng đế]] là ''Trưởng công chúa'' (長公主);
Dòng 55:
* Con gái [[Hoàng thái tử]] là ''[[Quận chúa]]'' (郡主);
* Con gái Thân vương là ''[[Huyện chúa]]'' (縣主);
* Con gái Quận vương là ''[[Hương chúa]]'' (鄉主);
* Con gái Tông thất phong ''Đình chúa'' (亭主);