Khác biệt giữa bản sửa đổi của “LTV A-7 Corsair II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại 1sửa đổi của 113.185.11.79 (thảo luận), quay về phiên bản cuối của Kẹo Dừa. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 49:
 
[[Tập tin:CVW-19 1970.jpg|phải|220px|nhỏ|Các chiếc Corsair trên tàu sân bay USS Oriskany.]]
Hải quân Hoa Kỳ thiệt hại chiếc A-7 đầu tiên vào ngày [[22 tháng 12]] năm [[Hàng không năm 1967|1967]], chưa đầy ba tuần sau khi tham gia hoạt động chiến đấu. Chiếc Corsair từ Phi đội VA-147 của tàu sân bay USS ''Ranger'' do Thiếu tá James M. Hickerson điều khiển đang tấn công một vị trí pháo phòng không, khi một tên lửa SAM nổ bên dưới máy bay của ông, động cơ và hệ thống thủy lực bị hỏng và ông phải phóng ra. Thiếu tá Hickerson trở thành tù binh chiến tranh và được phóng thích ngày [[14 tháng 3]] năm [[Hàng không năm 1973|1973]]. Thiệt hại cuối cùng của A-7 Corsair Hải quân trong cuộc chiến là vào ngày [[29 tháng 1]] năm [[Hàng không năm 1973|1973]], khi Trung tá T.R. Wilkinson thuộc Phi đội VA-147 cất cánh từ tàu sân bay [[USS Constellation (CV-64)|USS ''Constellation'']] bị mất tích trong một phi vụ huấn luyện; ông được ghi nhận là đã bịhy tiêu diệtsinh khi bay. Hai mươi tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ đã từng luân phiên hoạt động tại vùng biển Đông Nam Á để thực hiện các phi vụ không kích từ năm 1967 đến năm 1973. Mười trong số những tàu sân bay đó bị thiệt hại những chiếc A-7 Corsair II: [[USS Ticonderoga (CV-14)|USS ''Ticonderoga'']] mất ba, USS ''Constellation'' mất 15, USS ''Ranger'' mất 11, [[USS Coral Sea (CVB-43)|USS ''Coral Sea'']] mất 13, [[USS Midway (CVB-41)|USS ''Midway'']] mất hai, [[USS Oriskany (CV-34)|USS ''Oriskany'']] mất tám, [[USS Saratoga (CVA-60)|USS ''Saratoga'']] mất tám, [[USS Kitty Hawk (CV-63)|USS ''Kitty Hawk'']] mất 13, [[USS Enterprise (CVN-65)|USS ''Enterprise'']] mất ba, và chiếc [[USS America (CVA-66)|USS ''America'']] mất 16. Có 15 máy bay trong số đó bị bắn rơi do tên lửa đất-đối-không (SAM).
 
A-7D của Không quân Hoa Kỳ cũng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và [[Campuchia]] cùng các Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 354 và 388 bay từ [[Căn cứ Korat]] của [[Không quân Hoàng gia Thái Lan]]. A-7 của Phi đoàn 354 bắt đầu hoạt động từ [[tháng mười|tháng 10]] năm [[Hàng không năm 1972|1972]] và tấn công các mục tiêu cách xa căn cứ đến 800 km, sử dụng rộng rãi phương pháp tiếp nhiên liệu trên không. Chiếc A-7D được nhanh chóng giao cho vai trò trong các "phi vụ Sandy" cung cấp sự yểm trợ từ trên không để giải cứu các phi công bị bắn rơi. Nhận lãnh vai trò này từ những chiếc [[Douglas A-1 Skyraider|A-1 Skyraider]] (nên mới có cái tên "Sandy"), tốc độ cao của chiếc A-7 phần nào bất lợi cho việc hộ tống những máy bay trực thăng nhưng khả năng hoạt động kéo dài và sức bền chịu đựng cao của chiếc máy bay rất có giá trị và nó hoạt động một cách đáng ngưỡng mộ. Vào ngày [[18 tháng 11]] năm [[Hàng không năm 1972|1972]], Thiếu tá [[Colin A. Clarke]] đã lãnh đạo một phi vụ thành công gần [[Thanh Hóa]] để giải cứu một đội bay [[Republic F-105 Thunderchief|F-105 Wild Weasel]] bị bắn rơi. Phi vụ kéo dài tổng cộng 8,8 giờ trong đó Clarke và đồng đội của ông trúng phải nhiều phát đạn từ súng phòng không 12,7 mm (0,51 inch). Vì những hành động phối hợp trong phi vụ giải cứu, Clarke đã được tặng thưởng [[Huân chương Chữ thập bay (Hoa Kỳ)|Huân chương Chữ thập bay]], huân chương cao quý thứ hai của Không quân.