Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện Tĩnh Khang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 24:
Hai năm sau khi Trương Giác bị hành hình, Kim Thái Tông phái quân nam hạ, lấy cớ Tống phạm phải Hải Thượng Chi Minh. Tháng 11 năm 1125, Kim Thái Tông lệnh cho Tà Dã, Niêm Một Hát chia quân làm hai cánh tấn công Thái Nguyên, Yên Sơn. Người Nữ Chân vốn là dân tộc du mục, lại vừa trải qua chinh chiến, không ngại gian khó, đánh quân Tống thế như chẻ tre.
 
Bấy giờ quân Kim đã áp sát sông Hoàng Hà, Huy Tông hoảng hốt muốn bỏ trốn khỏi kinh đô. Thái thường thiếu khanh [[Lý Cương]] bàn với cấp sự trung Ngô Mẫn xin vua nhường ngôi cho thái tử, Triệu Hoàn. Ngô Mẫn thấy việc ấy không tiện, chỉ xin thái tử giám quốc. Lý Cương chích máu mà viết tấu trình lên, xin theo lệ [[Đường Túc Tông]] ở Linh Vũ xưa kia, xin nhà vua nhường ngôi cho thái tử.
 
Ngày 17 tháng 1, Huy Tông xuống chiếu cho thái tử tức vị hoàng đế, bản thân tự xưng Giáo chủ Đạo Quân thái thượng hoàng, hoàng hậu Trịnh thị là Thái thượng hoàng hậu. Ngày 18 tháng 1, Triệu Hoàn lên ngôi hoàng đế, tức là [[Tống Khâm Tông]].
 
Lúc bấy giờ người Kim tấn công rất gấp: [[Oát Li Bất]] vây hãm phủ Đức Tín, Niêm Một Hát vây Thái Nguyên, Khâm Tông hạ chiếu cho Kinh Đông, Hoài Tây các nơi đưa quân về hộ vệ. Đầu năm 1126, Oát Li Bất từ Thang Âm tấn công Tuấn châu. Nội thị Lương Phương Bình dẫn quân ra chống, toàn quân tan rã, Phương Bình bỏ chạy tháo thân. Khâm Tông hạ chiếu thân chinh, theo gương [[Tống Chân Tông]] đến Thiền Uyên trước kia, cử Ngô Mẫn, Lý Cương đi theo, nhưng thực chất thì chỉ là nói miệng mà thôi. Cũng trong ngày hôm đó, dùng Ngô Mẫn làm tri Xu mật, Thượng thư bộ Lại Lý Chuyết làm Đồng tri. Ngay khi được tin Tuấn châu thất thủ, Thượng hoàng thu dọn hành trang, chạy về phía đông theo hướng cửa Thông Tân, muốn đến [[Kim Lăng]] (nay là Nam Kinh) trú ẩn.
 
Toàn cõi phía bắc Đại Tống chỉ còn thành Thái Nguyên và Đại Đồng là chống cự ngoan cường, ngoài ra các thành khác như Bảo Định, Định Châu, Hình Đài và Chính Định không phải bị tuyệt diệt thì cũng đầu hàng. [[Hoàn Nhan Niêm Hãn]] tiến thoái lưỡng nan, đánh không nổi thành Thái Nguyên, tưởng chừng mang hy vọng được cho Đại Tống. Tuy vậy nhưngchưa tới ngày rằm thì quân Kim củađã [[Hoànvượt Nhansông TôngHoàng Bật]]Hà, đãnhanh đánhchóng tiến tới tây bắc chân thành Biện Kinh (kinh đô Khai Phong).
 
Lúc này Tống Huy Tông quá hoảng sợ mà nhường ngôi cho Triệu Hoàn - [[Tống Khâm Tông]], thân thì lo chạy đến Kim Lăng trú đỡ. Khâm Tông nhút nhát rất sợ người Kim, ngày đêm ăn ngủ không yên. [[Tống Khâm Tông]] hạ lệnh cho các lộ cần vương. Khi đó xa giá của Thượng hoàng đã từ Bạc châu về Nam Kinh. Sứ giả Kim là Ngô Hiếu Dân đến hỏi việc chứa chấp Trương Giác, Khâm Tông nói đó là việc của triều trước, không nên nhắc đến; phần đông các đại thần đề nghị cử thân vương, tể tướng đến trại quân Kim cầu hòa. Khâm Tông sai Lý Chuyết đi sứ, Lý Cương cho rằng Chuyết có thể làm hỏng việc, xin đi thay, Khâm Tông giữ lại. Oát Li Bất ra điều kiện: nộp 500 vạn lạng vàng, 5.000 vạn lạng bạc, bò ngựa 10.000 con, vua Tống gọi vua Kim là bác, cắt đất ba trấn Hà Gian, Trung Sơn, Thái Nguyên.
 
Lúc đó quân Kim đánh Hào, Trần Kiều, Phong Khâu, Vệ châu các cửa. [[Lý Cương]] lên thành đốc chiến, chuẩn bị bao cát, vũ khí giữ thành, lại đốc quân sĩ đem đá từ trong nhà [[Thái Kinh]] ra chặn cổng. Khâm Tông sai sứ đến khích lệ quân sĩ, ai nấy đều hoan hô. Quân Tống đánh từ giờ Mão đến giờ Mùi, quân Kim không tiến lên được, lại bị tập kích từ phía sau, thiệt hại hơn 1000 người nên phải lui. Lúc đó Lý Chuyết trở về báo những đòi hỏi của người Kim; Khâm Tông triệu tể tướng đến bàn. Lý Bang Ngạn, Trương Bang Xương xin Khâm Tông thuận theo, Lý Cương phản đối. Rốt cục Khâm Tông theo lời Bang Ngạn, thu gom vàng bạc cũng chỉ được 20 vạn lạng vàng, 4 vạn lạng bạc, không đủ số người Kim yêu cầu, phải xin gia hạn; lại trao địa đồ ba trấn cho Kim và dâng thệ thư, xưng nước bác nước cháu; cử [[Trương Bang Xương]] và Khang vương [[Triệu Cấu]] sang trại Kim làm con tin.
 
Tuy nhiên không lâu sau Khâm Tông lại dao động, chuẩn bị xa giá để cùng hậu cung chạy về phía nam. Lý Cương gọi Cấm vệ quân cùng hô: "Nguyện tử thủ!" Rồi lại tâu rằng gia quyến của Cấm vệ quân đều ở kinh thành, một khi rời khỏi thì lòng người ly tán, giữa đường chẳng may có biến thì khó thoát khỏi kỵ binh của Kim. Khâm Tông mới quyết định ở lại.
 
Quân Kim vốn chủ lực kỵ binh, không giỏi công thành. Thừa Tướng [[Lý Cương]] đốc thúc Cấm Quân, đẩy lùi quân Kim. Biện Kinh coi như giữ vững. Quân Kim đánh thành không xong, liệu đường rút lui về nước, tránh tai hại như trận chiến Thiền Uyên giữa Tống-Liêu năm xưa.