Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cội nguồn sự sống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ liên kết đến "1 tháng 2": 1. (TW)
Dòng 11:
Những nhà khoa học đầu [[thế kỷ 18|thế kỉ 18]] đã lật đổ những học thuyết của [[Aristoteles|Aristotle]], nhưng phải đến những thí nghiệm của '''[[Louis Pasteur]]''' vào năm [[1862]] người ta mới chắc chắn rằng một nơi đã được vô trùng thì sẽ vĩnh viễn không có bất cứ sinh vật nào phát sinh trong nó được nữa. Ngoài ra ông cũng cho rằng sự sống chỉ có thể phát sinh từ những cơ thể sống phức tạp khác. Những công trình của Pasteur có thể được tóm tắt trong một định luật mà ngày nay chính là nền tảng của thuyết tiến hóa hiện đại: Định luật phát sinh sinh vật: "Mọi cuộc sống đều bắt đầu từ trứng" (nguyên bản [[latinh|tiếng Latinh]] ''omne vivum ex ovo''). Và thực tế thuyết tiến hóa sinh học không hề có nhiệm vụ chứng minh sự sống từ đâu ra (cũng giống như thuyết vạn vật hấp dẫn không có nhiệm vụ chứng minh trọng lực từ đâu xuất hiện), nó chỉ có nhiệm vụ giải thích sự đa dạng mà thống nhất và thống nhất trong sự đa dạng của sự sống. Tuy nhiên sự sống hoàn toàn có thể bắt nguồn từ các chất hữu cơ đơn giản (abiogenesis).Trong tiếng Việt gọi là tiến hóa hóa học<ref>{{Chú thích web|url=https://www.youtube.com/watch?v=i1Uz4k6rqY4|title=Nguồn gốc sự sống - Abiogenesis}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.youtube.com/watch?v=fgQLyqWaCbA&t=28s|title=Can Science Explain the Origin of Life?}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://www.youtube.com/watch?v=mRzxTzKIsp8|title=What is Chemical Evolution?}}</ref>
 
Ngành khoa học sinh vật hiện đại đang phải đương đầu với một câu hỏi cao hơn: sự sống bắt nguồn "đầu tiên" ở đâu? Pasteur đã chứng minh rằng những sinh vật bậc cao không thể phát sinh một cách tự nhiên. Lý thuyết về tiến hóa của '''[[Charles Darwin]]''' đã đưa ra một cơ chế để giải thích điều này: sinh vật phải mất hàng triệu năm để tiến hóa từ những dạng cơ bản, nhưng nó sẽ không mang những đặc điểm như lúc trước nữa, nhưng những sinh vật cơ bản ấy sẽ từ đâu ra? Darwin rất quan tâm đến vấn đề này. Trong một lá thư gửi cho [[Joseph Dalton Hooker]] ngày [[1 tháng 2]] năm [[1871]], Darwin đã cho rằng sự sống bắt nguồn từ "một cái hồ nước ấm áp có chứa đầy các loại muối [[Amoniac|ammonia]] và [[phosphat]], ánh sáng, nhiệt độ, điện,... để các hợp chất protein có thể hình thành và trải qua những biến đổi phức tạp". Tiếp theo đó, Darwin tìm cách lý giải luận điểm của mình "vào bây giờ, những điều kiện như thế nếu tồn tại sẽ bị biến mất ngay lập tức, ngoại trừ trước khi tất cả các sinh vật sống được sinh ra". Nói một cách khác, sự khai sinh các dạng sống phức tạp có thể một phần nào ngăn cản sự tạo thành những hợp chất hữu cơ cơ bản trên [[Trái Đất]], một điều kiện khiến cho việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nằm trong phòng thí nghiệm.
 
Câu trả lời cho câu hỏi của Darwin vẫn nằm ngoài tầm hiểu biết của khoa học hiện đại, và hầu như không có một tiến bộ nào trong lĩnh vực này vào [[thế kỷ 19|thế kỉ 19]]. Năm [[1936]], [[Aleksandr Ivanovich Oparin]], trong cuốn sách nổi tiếng của mình "The Origin of Life on Earth" (Nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất), đã cho thấy rằng sự hiện diện của không khí chứa [[ôxy]] và những hình thái sống phức tạp đã ngăn cản những chuỗi phản ứng có thể tạo nên sự sống. Oparin còn cho rằng, một "món súp nguyên thủy" với những hợp chất hữu cơ chỉ có thể tạo thành ở những nơi thiếu ôxy, qua ánh sáng [[Mặt Trời]]. Sau đó, ông cho rằng chính những hợp chất hữu cơ cao phân từ hòa tan trong nước thành các dung dịch keo, các dung dịch keo này có thể hòa tan vào nhau tạo thanh những giọt rất nhỏ gọi là [[coacervate]]. Những giọt này có thể lớn lên nhờ hấp thụ các giọt khác, có thể sinh sản khi có những tác động cơ giới chia nó ra làm các hạt nhỏ hơn, do đó nó có các tính chất cơ bản của một tế bào nguyên thủy. Tất cả những học thuyết hiện đại đều khởi đầu từ những luận điểm của Oparin<ref name=complexcoacervation>{{cite journal| last1=Kizilay| first1=E| title=Complexation and coacervation of polyelectrolytes with oppositely charged colloids.| journal=Adv Colloid Interface Sci.| date=Sep 14, 2011|volume=167| pages=24–37| doi=10.1016/j.cis.2011.06.006|accessdate=30 September 2014}}</ref><ref>[http://tirrell.ime.uchicago.edu/Research/Coacervates.html Research — Complex Coacervates], Tirrel Research Group.</ref>.