Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Erich von Manstein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ liên kết đến "1 tháng 2": 1. (TW)
Dòng 75:
Manstein tiếp tục theo đuổi binh nghiệp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tháng 2 năm 1919, ông tình nguyện tham gia bộ tham mưu Lực lượng Biên phòng Breslau (nay là [[Wroclaw]] - Ba Lan) và hoạt động tại đây đến [[mùa hè]].{{sfn|Melvin|2010|p=38}} Theo [[Hòa ước Versailles]] ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận ép Đức phải cắt giảm quân số lực lượng vũ trang xuống còn 4.000 sĩ quan và 96.000 hạ sĩ quan, binh lính.{{sfn|Lemay|2010|pp=21–22, 26}} Manstein từ lâu đã được biết đến như một cán bộ tài trí, và được chọn tiếp tục phục vụ quân đội [[Cộng hòa Weimar]]. Sau khi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh II cai quản các sư đoàn trên mạn tây và nam Đức trong tháng 8 năm 1919, ông đã góp phần tái cấu trúc quân đội 50 vạn người của Đế quốc Đức cũ thành [[Reichswehr|Lực lượng Phòng vệ Quốc gia]] với 10 vạn cán-binh.{{sfn|Melvin|2010|p=40}}{{sfn|Lemay|2010|pp=21–22, 26}} Ông được phong chức Đại đội trưởng Đại đội 6 Trung đoàn Bộ binh số 5 Phổ ngày [[1 tháng 10]] năm [[1921]] và trở lại làm cán bộ tham mưu vào [[tháng 10]] năm [[1923]]. Trong vòng 4 năm tới, ông giảng dạy lịch sử và chiến thuật quân sự ở các Quân khu II và IV. Năm [[1927]], ông được thăng cấp lên [[thiếu tá]] và được tiến cử vào [[Bộ Tổng tham mưu Đức|Bộ Tổng tham mưu]] tại Berlin. Ông đã viếng thăm nhiều nước để học hỏi về trang thiết bị quân đội của họ và tham gia soạn thảo các kế hoạch động viên quân đội Đức.{{sfn|Lemay|2010|pp=21–22, 26}} Tiếp theo đó, ông được gắn lon [[thượng tá]] ngày [[1 tháng 4]] năm [[1932]] và nhận chức tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn biệt kích thuộc Trung đoàn Bộ binh số 4 tại [[Kolberg]] ngày [[1 tháng 10]].{{sfn|Melvin|2010|p=59, 64}} Ngày [[1 tháng 12]] năm 1933, ông lên cấp hàm [[Đại tá]].{{sfn|Lemay|2010|p=34}} Cùng năm đó, thủ lĩnh [[Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa|Đảng Quốc xã]] [[Adolf Hitler]] lật đổ nền cộng hòa và thành lập [[Đức Quốc xã|chế độ độc tài chuyên chính]]. Một trong những mục tiêu chính trị hàng đầu của chính phủ mới lá xé bỏ bản Hòa ước Versailles và cho mở rộng, tái vũ trang quân đội với quy mô lớn.{{sfn|Lemay|2010|p=23}}{{sfn|Forczyk|2010|pp=7–9}}
 
Ngày [[1 tháng 2]] năm [[1934]], Manstein được triệu hồi về Berlin làm Tham mưu trưởng Quân khu III.{{sfn|Melvin|2010|p=64}} Không lâu sau, ông lãnh chức Trưởng ban Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân (''Oberkommando des Heeres'' - viết tắt OKH) ngày [[1 tháng 7]] năm [[1937]].{{sfn|Melvin|2010|p=73}} Trong suốt nhiệm kỳ tại đây, Manstein cùng các đồng sự đã lập một kế hoạch phòng ngự mang mật danh [[Kế họach Đỏ|Fall Rott]] (''Kế hoạch Đỏ'') đặng đề phòng sự xâm lược của Pháp.{{sfn|Lemay|2010|p=51}} Ông cũng đề xuất phát triển dòng pháo tự hành chống tăng [[Sturmgeschütz]] nhằm tăng cường tính cơ động của pháo binh và yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ đội bộ binh.{{sfn|Melvin|2010|pp=79–82}} [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] sẽ là lúc các loại pháo thuộc họ StuG được chứng minh là một trong những loại vũ khí thành công và hiệu quả nhất của quân đội Đức.{{sfn|Forczyk|2010|p=9}} Ngoài ra, Manstein ra sức che chở cho những người lính gốc Do Thái, những người bị loại khỏi quân đội do những điều luật mới về việc làm thanh khiết giống nòi Aryan của chế độ Quốc xã. Trong bức thư gửi Trung tướng Tổng tham mưu trưởng [[Ludwig Beck]] ngày 21 tháng 4 năm 1934, ông bày tỏ: ''"Nếu Nhà nước luôn chuẩn bị đòi hỏi người chiến sĩ phải hy sinh đời mình ở mọi giờ và qua hàng năm, thì thật không có lý do nào để phán rằng: 'Anh không còn là người Đức'. Một người đã vui lòng đầu quân, và qua đó sẵn sàng xả thân vì nhân dân Đức vào bất kỳ lúc nào, xứng đáng được trở thành người Đức thông qua thiện ý của anh. Anh đã khẳng định mình là một người Aryan, bất luận bà nội anh có phải người Aryan hay không"''. Từ đây, ông nhấn mạnh: ''"vinh dự của những chiến sĩ trẻ thời hậu chiến ấy cũng là vinh dự của toàn thể chúng ta"''. Bên cạnh đó, Manstein không quên cam đoan rằng ông luôn trung thành với nhà nước Đức Quốc xã.{{sfn|Lemay|2010|p=35}}
 
Manstein lên cấp hàm [[Thiếu tướng]] ngày [[1 tháng 10]] năm [[1936]] và được phân công làm Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức 5 ngày sau đó.{{sfn|Lemay|2010|p=43}} Ông tại nhiệm đến ngày [[4 tháng 2]] năm [[1938]] thì được thuyên chuyển làm Sư đoàn trưởng [[Sư đoàn Bộ binh số 18 (Đức Quốc xã)|Sư đoàn Bộ binh số 18]] tại [[Liegnitz]] (Schlesien) với cấp bậc [[Trung tướng]]. Thượng tướng Pháo binh [[Franz Halder]] lên thay ông làm Phó Tổng tham mưu trưởng.{{sfn|Melvin|2010|p=100}} Thay đổi này mang nghĩa là Halder - chứ không phải Manstein - được kế nhiệm Thượng tướng Pháo binh Ludwig Beck làm Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu vào tháng 8, sau khi Beck từ chức để phản đối ý đồ xâm lược [[Tiệp Khắc]] trong tháng 10 của Hitler. Điều đó đã đẩy đến sự thù hằn lâu dài giữa Manstein với Halder.{{sfn|Lemay|2010|pp=56–57, 62–63}} Ngày 20 tháng 4 năm 1939, trong một bài diễn văn kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của Hitler, Manstein ca ngợi Hitler là một lãnh tụ do Thiên Chúa phái xuống cứu nước Đức. Ông cũng cảnh báo "thế giới thù địch" sẽ hứng chịu một cuộc thế chiến mới nếu họ giở trò ngăn cản "con đường đi đến tương lai của dân tộc Đức".{{sfn|Smelser|Davies|2008|p=97}}{{sfn|Kopp|2003|pp=471–534, 512}}