Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch Julius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ liên kết đến "1 tháng 1": ok. (TW)
n Đã lùi lại sửa đổi của Người đấu tranh vì dân chủ2 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngomanh123
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 25:
Năm [[1999]], một tờ [[giấy cói]] (''papyrus'') Ai Cập đã được công bố, nó cung cấp bảng [[lịch thiên văn]] cho năm [[24 TCN]] theo cả ngày tháng của người La Mã và người Ai Cập. Từ điều này, nó có thể chỉ ra là chuỗi có khả năng nhất là 44, 41, 38, 35, 32, 29, 26, 23, 20, 17, 14, 11, 8 TCN, 4, 8, 12 v.v, rất gần với chuỗi mà Matzat đưa ra. Chuỗi này chỉ ra rằng chuỗi năm nhuận Julius chuẩn được bắt đầu từ năm 4, năm thứ mười hai của cải cách của Augustus. Ngoài ra, theo chuỗi này thì năm La Mã thực tế đã đồng nhất với năm Julius đón trước trong khoảng thời gian từ năm 32 TCN tới 26 TCN. Điều này giả thiết rằng một trong các mục đích của việc tổ chức lại lịch của cải cách Augustus là để đảm bảo các ngày tháng quan trọng trong sự nghiệp của ông, nổi tiếng nhất là ngày thất thủ của Alexandria, ngày [[1 tháng 8]] năm [[30 TCN]], đã không bị ảnh hưởng bởi sự chỉnh sửa của ông.
 
Ngày tháng La Mã trước năm [[32 TCN]] thông thường là diễn ra từ 1 đến 2 ngày trước ngày có cùng [[ngày Julius]] như thế, vì thế ngày [[1 tháng 1]] trong lịch La Mã của năm đầu tiên sau cải cách của Julius trên thực tế rơi vào ngày [[31 tháng 12]] năm [[46 TCN]] (ngày Julius). Một hiệu ứng lạ lùng của điều này là sự ám sát Caesar diễn ra vào ngày Ides (ngày thứ 15) của tháng 3 năm 44 TCN chính là ngày [[14 tháng 3]] năm [[44 TCN]] trong lịch Julius.
 
== Đặt tên các tháng ==
Dòng 58:
 
== Đánh số năm ==
Phương pháp chủ yếu mà người La Mã đã dùng để xác định năm cho các mục đích ngày tháng là đặt tên nó theo ngày mà hai quan chấp chính tối cao nhận nhiệm vụ. Từ năm [[153 TCN]], họ đã nhận công việc vào ngày [[1 tháng 1]], và Julius Caesar đã không thay đổi sự bắt đầu của năm. Vì vậy năm chấp chính này đã là năm theo tên quan chấp chính hoặc năm được đặt tên. Các năm La Mã đã được đặt tên theo cách này cho đến khi quan chấp chính cuối cùng đã được đề cử vào năm [[541]]. Rất ít khi người La Mã đánh số năm kể từ khi [[Sự thành lập La Mã|thành lập thành phố Roma]], ''ab urbe condita'' (AUC). Phương pháp này đã được các nhà sử học La Mã sử dụng để xác định số năm từ một sự kiện cho đến một sự kiện khác mà không dùng để xác định năm. Các nhà sử học khác nhau có các ngày tháng khác nhau cho ngày thành lập [[Roma]]. [[Fasti|''Fasti Capitolini'']], một bản khắc chứa danh sách chính thức các quan chấp chính đã được Augustus công bố, sử dụng [[kỷ nguyên]] năm [[752 TCN]]. Kỷ nguyên được [[Marcus Terentius Varro|Varro]] sử dụng là năm [[753 TCN]] đã được nhiều nhà sử học hiện đại chấp nhận. Vì thế các biên tập viên thời kỳ [[Phục Hưng]] thường bổ sung nó vào các bản thảo mà họ xuất bản, tạo ra một ấn tượng sai là người La Mã đã đánh số các năm của họ. Phần lớn các nhà sử học hiện đại ngầm giả sử rằng nó bắt đầu vào ngày mà các quan chấp chính nhận nhiệm vụ và các tài liệu cổ như ''Fasti Capitolini'' (sử dụng các hệ thống AUC khác) cũng làm tương tự. Tuy nhiên, năm AUC của Varro về hình thức không bắt đầu vào ngày [[1 tháng 1]], mà là vào "ngày Thành lập", [[21 tháng 4]]. Điều này đã ngăn không cho nhà thờ La mã thời kỳ đầu không kỷ niệm ngày Phục Sinh sau ngày [[21 tháng 4]] vì các hoạt động lễ hội gắn liền với Ngày Thành lập đã mâu thuẫn với nghi lễ trọng thể của [[mùa ăn chay]] là điều phải tuân thủ cho đến tận thứ bảy trước Lễ Phục Sinh vào ngày chủ nhật.
 
Bổ sung thêm cho các năm quan chấp chính thì người La Mã đôi khi sử dụng năm cầm quyền của hoàng đế. ''Anno Diocletiani'', được đặt tên theo [[Diocletianus|Diocletian]], thông thường được những người Thiên chúa giáo gốc [[Alexandria]] sử dụng để đánh số các lễ Phục Sinh của họ trong [[thế kỷ 4]] và [[thế kỷ 5|5]]. Năm [[537]], [[Justinianus I|Justinian]] đã ra lện từ nay trở đi thì ngày tháng phải thêm cả tên của hoàng đế, để bổ sung thêm cho [[năm chỉ mục]] và tên quan chấp chính (điều cuối cùng này chỉ kết thúc 4 năm sau đó). Sắc lệnh này làm cho năm của [[Đế chế Byzantin|Byzantin]] bắt đầu vào ngày [[1 tháng 9]], nó vẫn được sử dụng tại các giáo hội [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo phương Đông]] để tính thời điểm bắt đầu của [[năm tế lễ]]. Năm [[525]] [[Dionysius Exiguus]] đề nghị hệ thống [[công Nguyên|anno Domini]], nó dần dần được phổ biến trong thế giới Thiên chúa giáo phương Tây, khi mà hệ thống này được [[Bede]] chấp nhận. Các năm được đánh số từ ngày được cho là ngày hiện thân của Chúa Giê-su hay ngày [[Lễ Truyền Tin]], tức ngày [[25 tháng 3]], mặc dù nó nhanh chóng được đổi sang ngày [[Lễ Giáng Sinh]], sau đó lại quay lại ngày Lễ Truyền Tin tại Anh, và năm được đánh số cuối cùng đã bắt đầu vào Lễ Phục Sinh tại Pháp.