Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng Quang Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
| nơi mất =
}}
'''Trùng Quang Đế''' ([[chữ Hán]]: 重光帝, ? – [[1414]]) là vị [[hoàng đế]] thứ hai của [[Nhà Hậu Trần|nhà Hậu Trần]], một vương triều được dựng lên ở miền nam [[Đại Việt]] để chống cự sự đô hộ của [[nhà Minh|đế quốc Minh]] sau năm 1407. Ông có tên huý là '''Trần Quý Khoáng''' hay '''Trần Quý Khoách'''{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=79}} (陳季擴), là cháu nội của [[Trần Nghệ Tông]]. Khi chú ông là [[Giản Định Đế]] dựng nhà Hậu Trần (1407), ông giữ chức Nhập nội thị trung. Năm 1408, các tướng [[Đặng Dung]] và [[Nguyễn Cảnh Dị]] bất bình với Giản Định Đế, mới vào [[Nghệ An]] lập Trần Quý Khoáng lên ngôi vua. Trần Quý Khoáng tôn Giản Định Đế làm [[thái thượng hoàng]], cùng tiến quân ra bắc đánh Minh, đến năm [[1409]], thượng hoàng bị địch bắt giết.
 
Trong suốt thời gian giữ ngôi, Trùng Quang Đế cùng các tể thần Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị và [[Nguyễn Suý]] đã tận lực chiến đấu với quân đội Minh do Anh quốc công [[Trương Phụ]] chỉ huy. Các ông từng đánh bại quân Minh ở La Châu, Hạ Hồng, nhân đà truy kích tới tận [[Bình Than]], nhưng cuối cùng bị thiệt hại nặng, phải lui về [[Nghệ An]] và Hoá Châu. Sau trận thư hùng đẫm máu ở kênh Thái Đà năm 1413, lực lượng Hậu Trần tan vỡ, Trùng Quang Đế chạy sang [[Lão Qua]] nhưng bị Trương Phụ bắt giữ. Năm 1414, trên đường áp giải về Đại Minh, Trùng Quang Đế trầm mình xuống sông tự vẫn. Nhà Trần diệt vong. Sử thần đời [[nhà Lê sơ|Hậu Lê]] [[Ngô Sĩ Liên]] trong bộ ''[[Đại Việt SửsửToàntoàn thư]]'' (hoàn tất năm 1479) đã ca ngợi tấm gương của Trùng Quang Đế là "quốc quân chết vì xã tắc".{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=322}}
 
==Nguồn gốc==
Dòng 63:
Ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 1414, Trùng Quang Đế chạy sang nước [[Lan Xang|Lão Qua]], Nguyễn Súy chạy sang [[Ma Linh|châu Minh Linh]], sau đều bị người của Phụ bắt.<ref>{{Chú thích web | url = http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-12-month-3-day-10 | tiêu đề = Entry | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=345-347.}} Người của Thuận Hóa cũng ra hàng, từ đó vương triều Hậu Trần chấm dứt.
 
Tháng 4 âm lịch năm [[1414]], Trương Phụ thu quân về [[Đông Quan]], sai người giải vua Trùng Quang, Đặng Dung và Nguyễn Súy về Trung Quốc. Giữa đường, Trùng Quang Đế nhảy xuống nước tự vẫn. Hai tể tướng Đặng Dung, Nguyễn Súy sau đó cũng đều tự vẫn chết vì nước.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=345-347.}} Tuy nhiên, theo ''[[Minh thực lục|Hoàng Minh thực lục]]'', ngày 16 tháng 8 năm 1414, Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng bị giải tới Yên Kinh và xử tử.<ref>{{Chú thích web | url = http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-12-month-8-day-2 | tiêu đề = Entry | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
==Nhận định==
Dòng 69:
{{cquote|''Trùng Quang Đế lấy quân một lữ để mưu khôi phục đất nước trong lúc loạn lạc lưu ly, ví như dùng một cây gỗ để chống giữ ngôi nhà lớn đã đổ, chả lẽ không biết rằng thế không thể cứu vãn được nữa hay sao? Nhưng hãy làm hết bổn phận nên làm, ngõ hầu có thể vãn hồi được thiên mệnh!.Còn như khi bị giặc bắt đem về, giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước, thực đúng là "quốc quân chết vì xã tắc", mà các bề tôi của ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong cho chúng giết ngay mình, Nguyễn Biểu kể tội ác của giặc rồi chết, đều là những người đáng ca ngợi cả. Chỉ có Hồ Ngạn Thần đi sứ làm nhục mệnh vua, đã bị giết rồi, Phan Liêu đem tình hình mạnh yếu trong nước đi báo cho giặc, tuy được thoát chết trong một thời, nhưng sau lại bị [[Lê Thái Tổ|Thái Tổ Cao Hoàng Đế]] ta giết chết. Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế.''|||Ngô Sĩ Liên}}
 
Sử thần [[Ngô Thì Sĩ]] đời [[nhà Lê trung hưng|Lê trung hưng]] cũng bình luận về vị vua cuối [[nhà Hậu Trần]]:{{sfn|Ngô Thì Sĩ|1991|pp=116-118.}}
{{cquote|''Đến vua Trùng Quang quật khởi lên được, duy chỉ 2 tướng Nguyễn và Đặng phụ trì hai bên, ngoài ra đều là người chắp tay xem thế sự; chỉ có một xó Nghệ và Diễn là nơi ra vào công thủ, ngoài ra không còn mảnh đất nào để dụng võ; lặn nội ở góc biển chân non, trận thắng ở La Tân, Bình Than không bù lại được những trận thua ở Linh Trường, Nguyệt Thường; tuy lũ Dung và [[Nguyễn Súy|Xuất]] có chí không chịu lùi, nhưng mà quân giặc vẫn chiếm phần tiện nghi hơn; đất Quảng, Thuận hiểm trở coi như có thể tựa nương được, nhưng tình thế đất ấy nào đã bị quân phản bội chỉ rõ cho giặc rồi, tai nạn bị bắt ở Lão Qua thật cũng đáng thương!''|||Ngô Thì Sĩ}}
 
Trùng Quang Đế còn là vị vua yêu thơ văn chữ Nôm, các [[Tác phẩm văn học|tác phẩm]] của ông có nội dung trong sáng, đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Trong nhiều sách còn ghi lại bài thơ tiễn [[Nguyễn Biểu]] đi sứ và bài [[văn tế]] Nguyễn Biểu của vua, thể hiện lòng cảm kích của vua với khí tiết đáng trân trọng của [[Nguyễn Biểu]].
 
==Tôn vinh==
Trùng Quang Đế được [[nhân dân]] thờ phụng tại đền Hậu Trần trên đất [[Yên Thành, Yên Mô|Mô Độ]] xưa, nay thuộc [[Ninh Bình]]. Đền Hậu Trần nằm ở thôn La, xã Yên Thành, huyện [[Yên Mô]], tỉnh [[Ninh Bình]] nên còn được gọi là đền La. Đền thờ 2 vua nhà Hậu Trần là [[Giản Định Đế]] và Trùng Quang Đế, ngoài ra còn phối thờ công thần [[Trần Triệu Cơ]]. Thôn La còn có phủ thờ Bối Mai công chúa dưới chân núi Cái Sơn. Bà là con gái [[Giản Định Đế]], người có công tổ chức việc khẩn hoang, khuyến khích việc nông trang, xây dựng xóm làng. Cách phủ thờ Bối Mai công chúa là khu lăng mộ Giản Định Đế. Khu lăng ngày trước rộng đến 8 [[Hecta|ha]]. Trước lăng có biển đề: "Hậu Trần hoàng đế lăng". Xã Yên Thành lại còn một cái giếng mang tên Giếng Dặn. Giếng này có từ thời Giản Định Đế và lăng mộ Hoàng hậu Đỗ Thị Nguyệt. Lễ hội đền La tưởng nhớ các vị anh hùng thời Hậu Trần được mở từ ngày 12 đến ngày 13 tháng ba3 âm lịch hàng năm.
 
Lăng mộ Trùng Quang Đế hiện tại ở xóm Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, [[Vinh|thành phố Vinh]], Tỉnhtỉnh [[Nghệ An]]. Ông là vị vua duy nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] chọn cái chết oanh liệt khi chống ngoại xâm thất bại. Cái chết của ông để người Minh thấy rằng dù chiếm được nước [[Đại Ngu]] nhưng họ không thể nào khuất phục được [[người Việt]].
 
== Tham khảo ==