Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Josip Broz Tito”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 64:
 
=== Tù binh và cách mạng Nga ===
Sau 13 tháng nằm viện chữa thương, Broz đị đày đi trại tù lao động vùng [[núi Ural]], tù nhân chọn ông làm trại trưởng. [[Tháng 2]] năm [[1917]] công nhân nổi dậy vào đánh phá và mở cửa trại. Broz từ đó nhập theo đoàn [[Bolshevik]]. [[Tháng 4]] ông bị bắt nhưng trốn thoát và tham gia các cuộc biểu tình vào [[tháng 7]] tại [[Saint Petersburg|Petrograd]]. Trên đường sang [[Finland]] Broz lại bị bắt nhưng trên đường ra trại tù ông nhảy từ xe lửa trốn thoát và trú ẩn trong gia đình một người Nga. Tại đây ông gặp cô Pelagija Belousova.<ref name="autogenerated3"/> Sau [[Cách mạng Tháng Mười]] Broz gia nhập [[Hồng quân Nga]] tại Omsk. Khi bị quân [[Bạch vệ]] tấn công, Broz bỏ chạy về [[Kirgiziya]] và sau đó` về Omsk và cưới Pelagija Belousova làm vợ.
 
Mùa xuân năm [[1918]] Broz gia nhập phân bộ Nam Tư của [[Đảng Cộng sản Nga]]. Sau đó ông tiến tục làm nghề thợ máy kiếm tiền nuôi gia đình. Tháng 1 năm [[1920]] ông cùng gia đình làm cuộc hành trình vất vả vể Nam TƯ. Đến tháng 9 gia đình Broz mới về tới Nam TưƯ.<ref name="autogenerated3"/> Ông gia nhập [[Đảng Cộng sản Nam Tư]], đảng này phát triển mạnh mẽ và trong cuộc bầu cử năm 1920 giành được 59 ghế trong quốc hội và là đảng lớn thứ 3 trong nước. Đảng cộng sản thắng thế tại nhiều cuộc bầu cử địa phương, thành chông nhất khi [[Svetozar Delić]] giành được chức thị trưởng thành phố Zagreb. Vua Nam Tư không ưa đảng cộng sản và ra lệnh cấm đảng này hoạt động và mọi thành quả của đảng trong những năm 1920-1921 bị hủy. Broz tiếp tục hoạt động ngầm và về [[Bjelovar]] làm nghề thợ máy. Năm [[1925]] ông làm cho hãng thuyền tại [[Kraljevica]] và năm sau trong vai trò thủ lãnh công đoàn khởi động cuộc đình công tại hãng này. Ông bị đuổi sở và phải về [[Belgrade]] làm tại hãng xe lửa. Ông được bầu làm đại diện công nhân nhưng sau đó bị đuổi khi lý lịch thành viên đảng cộng sản bị tiết lộ. Broz lại về Zagreb lĩnh chức thư ký công đoàn công nhân nghề sắt Croatia. Năm [[1928]] ông lên làm Thư ký cho phân bộ Zagreb của Đảng Cộng Sản nam Tư. Sau đó Broz bị bắt, kết án và bỏ tù vì tội theo cộng sản.<ref name=barnett>Neill Barnett. ''Tito''. Haus Publishing, London (2006) ISBN 1-904950-31-0, page 36-9</ref> Trong tù, ông gặp và học hỏi từ Moša Pijade về luận lý chính trị.<ref name=barnett/> Sau khi được thả, Broz sống ẩn và lấy nhiều tên tắt như "Walter" và "Tito".<ref name="autogenerated3"/>