Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Du hành thời gian”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại 2sửa đổi của 113.185.11.80 (thảo luận), quay về phiên bản cuối của Ngọc Xuân bot. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Other uses}}
{{redirect|Cỗ máy thời gian}}
'''Du hành thời gian''' hoặc '''xuyên không''' là một khái niệm chỉ việc di chuyển giữa các điểm (mốc) [[thời gian]] khác nhau bằng một cách thức tương tự như di chuyển giữa các điểm khác nhau trong [[không gian]]. Du hành thời gian, trên giả thuyết, có thể bao gồm việc di chuyển về một mốc sớm hơn mốc xuất phát (về quá khứ) cũng như tới một mốc muộn hơn (tới tương lai) mà người du hành không cần phải trải qua những khoảng thời gian xen giữa những mốc đó (hoặc ít nhất có trải qua nhưng nhanh hơn tốc độ bình thường). Một thiết bị hay phương tiện bất kì dùng để đưa con người du hành xuyên thời gian được gọi là '''cỗ máy thời gian'''.
 
Khái niệm này cũng giả định một [[vũ trụ song song]] là một thực tế khép kín cùng tồn tại với chính mình. Một nhóm vũ trụ song song cụ thể được gọi là "[[đa vũ trụ]]", mặc dù thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng để mô tả các vũ trụ song song có thể tạo thành hiện thực.
 
Mặc dù việc du hành thời gian từng là một chủ đề chính được nhắc tới nhiều trong [[khoa học viễn tưởng]] từ cuối thế kỉ XIX, và những lý thuyết của [[thuyết tương đối rộng]] và [[thuyết tương đối hẹp|hẹp]] cho phép những phương pháp cho các dạng du hành một chiều tới tương lai thông qua việc [[thời gian giãn nở]], nhưng hiện tại người ta vẫn không biết liệu các định luật vật lý có cho phép việc du hành về quá khứ hay không. Những cuộc du hành ngược thời gian như thế sẽ có thể tạo ra những nghịch lý trong thuyết nhân-quả, và khá nhiều các giả thuyết đã được đưa ra để giải quyết vấn đề này.
Hàng 33 ⟶ 35:
 
Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về [[lý thuyết hỗn loạn]] Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề ''Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas?'' (''Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?''). Trước đó vào năm [[1961]], trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu. Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn [[Kilômét|km]]. Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ [[động năng]] giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý, nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết.
 
==Xem thêm==
* [[Vũ trụ song song trong tiểu thuyết giả tưởng]]
* [[Isekai]], là một tiểu thể loại light novel, manga, anime và video game kỳ ảo của Nhật Bản, xoay quanh một người bình thường được đưa đến hoặc bị mắc kẹt trong một vũ trụ song song.
 
==Tham khảo==