Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niên hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
Các hoàng đế thời [[nhà Minh|Minh]] và [[nhà Thanh|Thanh]] thường chỉ sử dụng một niên hiệu trong suốt thời gian trị vì của họ, do vậy người ta thường dùng niên hiệu để gọi tên hoàng đế của các triều đại này. Khi một vị hoàng đế qua đời, người kế nhiệm sẽ dùng một niên hiệu mới, nhưng việc đánh số niên hiệu mới sẽ chỉ bắt đầu vào ngày đầu năm mới. Ví dụ, khi hoàng đế [[Khang Hi]] của nhà Thanh lên ngôi năm [[1661]], đó là một vài ngày sau ngày đầu năm mới, vì vậy niên hiệu [[Thuận Trị]] vẫn tiếp tục được dùng cho đến cuối năm, và năm Khang Hi thứ nhất (康熙 元年) chỉ bắt đầu vào ngày đầu năm mới của năm sau, năm [[1662]]. Trường hợp ngoại lệ là [[Minh Quang Tông]] (bị chết sau khi trị vì chưa đầy một tháng, [[Minh Hy Tông|vua kế nhiệm]] quyết định rằng niên hiệu Thái Xương vẫn được sử dụng cho đến hết phần còn lại của năm), [[Minh Anh Tông]] và [[Hoàng Thái Cực]] (cả hai đều sử dụng hai niên hiệu).
 
Niên hiệu được coi là biểu tượng của quyền lực hoàng gia. Việc tuyên bố niên hiệu khi một niên hiệu khác vẫn được sử dụng sẽ được coi là một sự thách thức đối với hoàng đế đương nhiệm. Sự tồn tại của nhiều niên hiệu trong cùng một thời điểm thường phản ánh tình trạng bất ổn về chính trị. Ngoài ra, chuyện sử dụng một niên hiệu cụ thể là một hành động chính trị ngụ ý sự thừa nhận quyền cai trị của một quân vương, và một vấn đề mà các sử gia truyền thống Trung Quốc phải đối mặt khi sử dụng niên hiệu để xác định thời gian của một sự kiện lịch sử. Ví dụ, khi [[Minh Thành Tổ]] chiếm đoạt giành ngai vàng từ tay cháu trai của ộng là [[Minh Huệ Đế]] vào năm [[1402]], ông ra lệnh cho tất cả ghi chép về bốn năm cai tri của Huệ Đế sửa thành năm thứ 32 đến năm thứ 35 của [[Minh Thái Tổ]] (hoàng đế trước Minh Huệ Đế), nhằm để thiết lập lập ông như là người thừa kế hợp pháp của Minh Thái Tổ.
 
Niên hiệu cũng được sử dụng (theo các quy ước đặt tên khác nhau) ở các nước [[Đông Á]] khác như [[Niên hiệu Triều Tiên|Triều Tiên]], [[Niên hiệu Nhật Bản|Nhật Bản]] và [[Niên hiệu Việt Nam|Việt Nam]], chủ yếu là do ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc. Niên hiệu hoàng gia vẫn được sử dụng ở [[Nhật Bản]]. [[Lịch Dân quốc|Trung Hoa Dân Quốc]], được sử dụng ở Trung Quốc từ năm [[1912]]-[[1949]], và vẫn được sử dụng ở [[Đài Loan]], đánh dấu năm là Dân quốc (tức là Cộng hòa), thường được coi là niên hiệu. Ví dụ, năm đầu tiên của "Trung Hoa Dân Quốc" là năm 1912. Do đó, năm [[2018]] là "năm thứ 107 của Trung Hoa Dân Quốc" (民國107年). Trên đại lục, việc dùng niên hiệu đã bị bãi bỏ với việc áp dụng [[lịch Gregorius]] khi thành lập Cộng hòa Nhân dân năm [[1949]].