Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Trích dẫn: chính tả, replaced: xẩy → xảy
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 4:
Khi nghe giảng, nhiều người đã kinh hãi đến độ bật lên la khóc, cũng có các ghi nhận về những biểu hiện của trạng thái cảm xúc cao độ như co giật, kêu la và ngất xỉu.
 
Ngày nay, cung cách thuyết giảng này không còn thịnh hành trong vòng các nhà truyền bá phúc âm và các nhà thuyết giáo. Họ thường thích trình bày với thính giả của mình về tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa thể hiện qua [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-xu]]. Dù vậy, nhiều tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau trong cộng đồng [[Tin Lành|Kháng Cách]], đang tổ chức các nhóm cầu nguyện liên hoàn, theo quan điểm của họ, khẩn nài Thiên Chúa sai một Jonathan Edwards khác đến để phục hưng hội thánh tại [[Hoa Kỳ]].
==Nội dung==
Edwards cung cấp những hình ảnh sinh động miêu tả số phận của những người cương quyết khước từ [[ân điển]] của [[Thiên Chúa]]. Cảm xúc kinh hãi của cử tọa khi nhận thức được số phận của tội nhân trước Thiên Chúa công chính đang thịnh nộ lớn đến nỗi, theo tường thuật của Stephen Williams (một nhân chứng và là người ghi chép các sự kiện liên quan đến bài thuyết giáo), Edwards phải yêu cầu họ giữ yên lặng để ông có thể tiếp tục truyền đạt thông điệp của bài thuyết giáo.<ref>George M. Marsden, ''Jonathan Edwards: A Life'' (New Haven, Conn.: Yale University Press, 2003), 220.</ref> Khi thuyết giảng, Edwards phải cố kiềm giữ giọng nói nhẹ nhàng để tránh khích động người nghe đến trạng thái hoảng loạn.<ref>Joseph A. Conforti, ''Jonathan Edwards, Religious Tradition, & American Culture'' (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 1995), 19.</ref> Đây là chủ đề Edwards thường xuyên đề cập trong các bài giảng của ông. Những gợi ý sống động về sự hiện hữu của hỏa ngục như là một phần trong sự thể hiện tình yêu của Thiên Chúa qua ân điển cứu chuộc của [[Giê-su|Chúa Giê-xu]], là luận đề có thể dễ dàng tìm thấy trong các tuyển tập những bài thuyết giáo của Edwards.<ref>Marsden, ''Edwards: A Life,'' 221.</ref> Edwards không có ý định chất thêm gánh nặng trên vai của tội nhân, ông chỉ muốn đánh thức họ khỏi tình trạng hiểm nghèo bằng cách trình bày cho họ thấy số phận thảm khốc của những người đang bị đặt dưới cơn thịnh nộ của Thiên Chúa thánh khiết, nếu họ không chịu quay trở lại. Mục đích của Edwards không phải là nói về [[hỏa ngục]], nhưng về sự hư mất đời đời dành cho những người không chịu tiếp nhận ân điển, và ông nhấn mạnh hôm nay là kỳ thuận tiện để họ [[ăn năn]] và được [[cứu rỗi]]. Bởi vì, theo quan điểm này, Thiên Chúa yêu thương cũng là Thiên Chúa công chính và thánh khiết, ngài không thể dung chịu [[tội lỗi]]. "Nếu chúng ta căm ghét cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, ấy là vì chúng ta căm ghét chính Thiên Chúa. Có thể chúng ta sẽ mạnh mẽ phản bác luận cứ này, nhưng chính thái độ ấy khẳng định sự thù nghịch của chúng ta đối với Thiên Chúa." (Sproul, "God in the Hands ò Angry Sinners)<ref>[http://www.essays.cc/free_essays/b1/tec35.shtml Essay on Sinners in the Hand of an Angry God] (Free Essays, Cliff Notes and Term Paper Database)</ref>