Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Tỉnh thức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Đệ nhị thế chiến → Chiến tranh thế giới thứ hai using AWB
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 1:
{{Kitô giáo}}
Thuật từ '''Đại Tỉnh thức''' được dùng để chỉ các cuộc phục hưng tôn giáo trong lịch sử [[Hoa Kỳ]] và [[Anh Quốc]], cũng được dùng để miêu tả các giai đoạn cách mạng về tư tưởng tôn giáo tại Hoa Kỳ. Phong trào này, với mục tiêu đánh thức sự sùng tín đã ngủ yên trong lòng tín hữu, lại kiến tạo cho mình ảnh hưởng đáng kể trong xã hội qua nỗ lực tuyên xưng các giá trị đạo đức, sự công chính và lòng nhân ái.
 
Theo sự phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất, có cả thảy bốn cuộc đại tỉnh thức xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ:
Dòng 65:
Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba được xem là ảnh hưởng chủ đạo dẫn dắt nước Mỹ qua những ngày khó khăn khi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc [[Đại Suy thoái]] và [[Chiến tranh thế giới thứ hai|chiến tranh thế giới lần thứ hai]]. Ý nghĩa của thuật từ "thức tỉnh" ngụ ý một xã hội mê ngủ hoặc trì trệ, thụ động và bị thế tục hóa. Như thế, "thức tỉnh" là thuật từ bắt nguồn từ những người Tin Lành<ref>Lambert, Frank. ''Inventing the "Great Awakening"'', Princeton University Press, 1999.</ref> và được sử dụng thường xuyên bởi cộng đồng này, kéo dài cho đến ngày nay như trong trường hợp của [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[George W. Bush]].<ref>[http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/09/12/AR2006091201594.html "Bush Tells Group He Sees a 'Third Awakening'"] ''Washington Post,'' Sept. 12 2006.</ref>
==Đại Tỉnh thức lần thứ tư==
Dù vẫn còn bất đồng về việc liệu có nên áp dụng thuật từ "Đại Tỉnh thức" cho giai đoạn từ cuối [[thập niên 1960]] đến đầu [[thập niên 1970]] hay không, thời kỳ này chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực tôn giáo tại [[Hoa Kỳ]].<ref>Robert William Fogel (2000), ''The Fourth Great Awakening & the Future of Egalitarianism'' (University of Chicago Press, ISBN 0-226-25662-6)</ref>
 
Trong khi các giáo hội "chính lưu" thuộc cộng đồng Kháng Cách sút giảm đáng kể số lượng tín hữu và ảnh hưởng xã hội thì một số giáo phái truyền thống như [[Baptist Nam phương]] và ''Missouri Synod Lutheran'' phát triển mạnh mẽ số lượng thành viên, mở rộng ảnh hưởng trên khắp nước Mỹ, tham gia các cuộc tranh luận thần học, và trở nên các thế lực chính trị hùng mạnh. Cùng lúc, là sự lớn mạnh của chủ nghĩa thế tục, và các giáo hội phải đối đầu với các vấn đề như quyền của người đồng tính, quyền phá thai và phải nỗ lực bảo vệ học thuyết sáng tạo.<ref>William G. McLoughlin (1978), ''Revivals, Awakenings and Reform: An Essay on Religion and Social Change in America, 1607-1977''</ref><ref>Randall Balmer (2001), ''Religion in Twentieth Century America''</ref>