Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lão hóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 96:
Căn bệnh lão hóa ở trẻ em, hay còn gọi là [[hội chứng già trước tuổi]] [[Hutchingson-Gilford]], lần đầu tiên được phát hiện vào năm [[1886]]. Bệnh nhân không phát hiện vào lúc mới sinh mà phải 18 tháng sau đó mới có các triệu chứng của tuổi già, như bị lão hóa, [[còi cọc]], da nhăn nheo, mặt nhỏ, quai hàm to gần bằng đầu, xương trở nên giòn, bị hói vào lúc 4 tuổi, cơ quan nội tạng [[rệu rã]] và thường tử vong ở tuổi 13 vì những bệnh của người già như bệnh tim, [[tai biến mạch máu não|đột quỵ]]. Chiều cao của trẻ không quá 1m và chỉ cân nặng khoảng 13-15 cân. Tuy nhiên, trẻ mắc căn bệnh này thường có [[trí thông minh]] trên mức bình thường.
 
Ví dụ như trường hợp mắc bệnh của cậu bé John Tacket, 15 tuổi, bang [[Michigan]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]]. Cậu chỉ cao khoảng 1m. Tacket học lớp 9, rất giỏi môn toán và chơi trò pool chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Tacket bị [[đau thắt ngực]] – một triệu chứng của bệnh tim chỉ xuất hiện ở người già vào khoảng 60-70 tuổi.
 
<!--Hình thiếu thông tin về bản quyền [[Hình:Progeria.jpg‎|nhỏ|200px|John Tacket]] -->
Dòng 108:
Các [[nhà khoa học]] đã tìm thấy một đột biến gen chung trên những người sống lâu trăm tuổi. Phát hiện này có thể là [[chìa khóa]] quan trọng để tìm ra cách thức tránh được sự lão hóa.
Trong nghiên cứu trên 52 cụ già [[Ý]], đều thọ hơn trăm tuổi, các nhà nghiên cứu tại [[Viện Công nghệ California]] ở [[Pasadena]] ([[Hoa Kỳ|Mỹ]]) nhận thấy: 17% trong số này có chứa đột biến C150T trong ADN ty thể (loại ADN nằm ngoài nhân tế bào). Trong khi đó, chỉ có 3,4% trong số 117 người dưới tuổi 99 là chứa [[đột biến sinh học|đột biến]] trên, nghĩa là chỉ bằng một phần trăm.
Theo các nhà nghiên cứu, dường như đột biến C150T đã kích thích sự tái tạo của ADN ty thể, cho phép cơ thể [[thay thế]] những tế bào già nua một cách nhanh hơn.