Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
n Đã lùi lại sửa đổi của Thum thủm (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngomanh123
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 21:
Đến [[thế kỷ 19]] xuất hiện pháo nạp đạn bằng khoá nòng từ phía sau. Kỹ thuật chế tạo thuốc súng ngày càng tân tiến, với việc chế tạo [[thuốc súng không khói]] (1884) trọng lượng đạn pháo đã tăng thêm 20%, [[vận tốc đầu nòng]] ([[sơ tốc đạn]]) tăng 40%. Đầu [[thế kỷ 20]] xuất hiện thêm nhiều loại pháo mới như pháo cối, pháo lựu, pháo phòng không,...
[[Tập tin:38er LangrohrMuni.JPG|nhỏ|230px|Loại siêu pháo cỡ lớn 380 mm của Đức trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Thế chiến I]]]]
Trong cuộc [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], 6 [[cường quốc]] [[đế quốc Áo-Hung|Áo-Hung]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]], [[Đế quốc Đức|Đức]], [[Hoa Kỳ]], [[Pháp]] và [[Nga]] đã chế tạo và sử dụng gần 63.000 khẩu pháo các loại trong đó khoảng 50% là [[lựu pháo]]. [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] có nhiều thay đổi đáng kể về chiến thuật, kỹ thuật, trang bị cho nhiều loại pháo. Giai đoạn này đã xuất hiện [[ra đa|radar]] phục vụ việc bắn pháo, xuất hiện pháo tự hành, dàn phóng phản lực, pháo chống tăng,...
 
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù xuất hiện [[tên lửa]] nhưng pháo vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Sự phát triển của pháo cũng gắn liền với sự phát triển của đạn. Từ năm [[1970]] đã xuất hiện các loại đạn pháo có điều khiển điển hình là đạn 155 mm ''Copperhead'' dùng cho lựu pháo tự hành M110 trong [[Chiến tranh vùng Vịnh]] vào năm [[1991]].
Dòng 28:
 
==Pháo thời hiện đại==
[[Hình:Pháo 105 mm.jpg|nhỏ|Pháo 105 mm của quân đội [[Hoa Kỳ]] đã từng tham chiến tại chiến trường [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]], hiện trưng bày trên đỉnh Hòn Me ([[Hòn Đất]], [[Kiên Giang]])]].
Pháo thời nay rất dễ phân biệt bởi cỡ nòng lớn, bắn ra đầu đạn có thể nổ hoặc [[rốc két|rocket]] và có kích thước cũng như khối lượng khác nhau để phù hợp với yêu cầu tương thích với xe đặc dụng cho chiến đấu và cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất của pháo thời hiện đại là sử dụng cách bắn gián tiếp, tức mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong tầm nhìn. Cách bắn gián tiếp xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 là một bước tiến vượt bậc nhờ vào sự phát triển của phương pháp dự đoán hỏa lực trong [[chiến tranh thế giới thứ nhất|thế chiến thứ nhất]]. Bắn gián tiếp sử dụng tập hợp dữ liệu hỏa lực (firing data set) trong tầm nhìn, phương pháp dự đoán hỏa lực đảm bảo dữ liệu này chính xác và phù hợp với sự sai khác khi so với điều kiện chuẩn cho vận tốc đầu đạn, nhiệt độ, gió và mật độ không khí.