Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Thum thủm (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 79.53.207.32
Thẻ: Lùi tất cả
Oigioi (thảo luận | đóng góp)
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 589:
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.<ref name="truyenthong">{{Chú thích web|tiêu đề=Báo chí - xuất bản - phát hành - in ấn|url=http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/van_hoa_xa_hoi/bao_chi_xb?left_menu=1|nhà xuất bản=Website Thành phố Hồ Chí Minh|ngày truy cập=ngày 22 tháng 5 năm 2014|url lưu trữ=http://web.archive.org/web/20090429003342/http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/van_hoa_xa_hoi/bao_chi_xb?left_menu=1|ngày lưu trữ = ngày 29 tháng 4 năm 2009}}</ref>
 
Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm [[1995]] tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.<ref name="truyenthong"/> Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ ''[[Gia Định báo]]'', tờ báo [[quốc ngữ]] đầu tiên. ''[[Sài Gòn Giải Phóng|Sài Gòn giải phóng]]'', ''[[Thanh Niên (báo)|Thanh Niên]]'', ''[[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ]]'' nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như ''Công an thành phố'', ''Người lao động'', ''Thời báo kinh tế Sài Gòn'', ''Thời trang'', ''Thế giới mới'', ''Kiến thức ngày nay''... Ngoài báo chí [[tiếng Việt]], Thành phố Hồ Chí Minh còn có ''Saigon Times daily'', ''Thanhniennews'' bằng [[tiếng Anh]], một ấn bản ''Sài Gòn giải phóng'' bằng [[tiếng Trung Quốc|tiếng Hoa]].
 
[[Truyền hình]] đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm [[1975]], khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày [[Việt Nam Cộng hòa#Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa|chính quyền Việt Nam Cộng hòa]] sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, [[Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh]] – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài 6 kênh phát trên sóng [[analogue]], HTV còn một số kênh [[truyền hình kỹ thuật số]] và [[truyền hình cáp]]. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và một số tỉnh lân cận.