Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 173:
* '''Hương quân''' (鄉君): thường được ban cho con gái do chính thất sinh ra của ''Phụng ân trấn quốc công'' và ''Phụng ân phụ quốc công''; hoặc con gái của Bối lặc do tì thiếp sinh ra;
 
Các tước hiệu từ Quận chúa đến Hương quân, sau khi được [[Hoàng đế]] ban phong hiệu, mới được xưng [[Cách cách]]. Con gái của Thân vương đều được gọi là '''Hòa Thạc cách cách''' (和碩格格); con gái của Thế tử hay Quận vương đều là '''Đa La cách cách''' (多羅格格); còn con gái của Bối tử được gọi là '''Cố Sơn cách cách''' (固山格格). Dưới các bậc này, cháu gái của Hoàng đế chỉ được xưng là ''Tông nữ'' (宗女)<ref>''[[Thanh sử cảo]]'', quyển 114: 「公主之等二:曰固倫公主,曰和碩公主。格格之等五:曰郡主,曰縣主,曰郡君,曰縣君,曰鄉君。不入五等曰宗女。」</ref>.
 
Trên thực tế, vẫn có những trường hợp được nâng bậc lên như [[Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa]] vốn là con của [[Đôn phi]] Uông thị, đáng lẽ nên chỉ là bậc ''"Hòa Thạc công chúa"'', nhưng [[Càn Long Đế]] vẫn phá lệ nâng lên bậc ''"Cố Luân công chúa"''. Hoặc như [[Cố Luân Vinh Thọ công chúa|Vinh Thọ công chúa]], trưởng nữ của Cung thân vương [[Dịch Hân]], vốn chỉ ở bậc Hòa Thạc cách cách, năm 7 tuổi được [[Từ Hi thái hậu]] đưa vào cung nuôi dưỡng, phá cách phong lên bậc Cố Luân công chúa năm 1861. Bà cũng chính là vị Công chúa cuối cùng được ghi nhận của nhà Thanh.