Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bóng đá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nucnick (thảo luận | đóng góp)
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Dòng 111:
Một trận thi đấu bóng đá thông thường diễn ra trong hai hiệp chính thức liên tiếp, mỗi hiệp gồm 45 phút ngăn cách bằng 15 phút nghỉ giữa giờ. Sau khi hiệp 1, hai đội bóng sẽ phải đổi sân cho nhau để có sự công bằng trong vòng 1 phút. Người có quyền bắt đầu và kết thúc trận đấu là trọng tài chính. Trong các tình huống phải dừng bóng hoặc bóng ra ngoài sân, trọng tài sẽ tính thêm giờ, thời gian chết này sẽ được chơi bù vào cuối mỗi hiệp đấu (được gọi là những ''phút bù giờ''), số phút bù giờ là ít hoặc nhiều đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của trọng tài chính, kể cả trường hợp nó khác biệt so với số phút bù giờ do trọng tài thứ tư công bố trên bảng điện tử.<ref>{{en}} {{Chú thích web |url=http://web.archive.org/web/20090925174712/http://www.fifa.com:80/flash/lotg/football/en/Laws7_02.htm |nhà xuất bản=FIFA |tiêu đề=Laws of the game (Law 7.2–The duration of the match) |ngày truy cập=ngày 24 tháng 9 năm 2007}}</ref> Quy định về thời gian đá bù xuất hiện sau trận đấu năm [[1891]] giữa [[Stoke City F.C.|Stoke]] và [[Aston Villa F.C.|Aston Villa]], khi chỉ còn 2 phút là hết giờ, trong tình thế bị dẫn trước 1–0, đội Stoke bất ngờ được hưởng một quả phạt đền, thủ môn Villa đã đối phó bằng cách đá bóng ra khỏi sân và đến khi bóng trở lại sân thì đồng hồ đã điểm 90 phút và Stoke thua trận.<ref>{{en}} {{Chú thích sách |last= |first= |editor=[[The Sunday Times]] |title=Illustrated History Of Football |origyear=1996 |accessdate= |publisher=Reed International Books Limited |location= |isbn=1-85613-341-9 |pages=tr. 11 |chapter=}}</ref>
 
Trong các giải thi đấu vòng tròn, một trận đấu có thể kết thúc với tỉ số hòa, tuy nhiên trong các trận đá loại trực tiếp (như ở các giải Cúp hoặc các trận playoff), bắt buộc phải xác định được một đội giành chiến thắng. Trong trường hợp này, nếu kết thúc 90 phút của 2 hiệp chính hai đội vẫn hòa, họ sẽ phải thi đấu thêm 2 [[bóng đá#Hiệp phụ và đá luân lưu|hiệp phụ]] liên tiếp, mỗi hiệp 15 phút không có nghỉ giữa giờ. Nếu hết 2 hiệp phụ mà kết quả vẫn hòa, hai đội sẽ phải thi [[đá luân lưu 11 m]] (hai đội thay phiên nhau thực hiện các quả đá phạt đền) để xác định đội giành chiến thắng. Các bàn thắng ghi được trong hai hiệp phụ sẽ được tính vào kết quả chung cuộc, tuy nhiên các bàn thắng ghi trong những loạt đá luân lưu 11 m sẽ không được tính (mà chỉ dùng để xác định kết quả thắng thua). Trong [[thập niên 1990]] và [[Thập niên 2000|2000]], IFAB đã cho thử nghiệm luật ''[[Bàn thắng vàng]]'', theo đó nếu trong hiệp phụ có một đội ghi được bàn thắng trước, trận đấu sẽ lập tức kết thúc với kết quả thắng cho đội vừa ghi bàn. Luật bàn thắng vàng đã được sử dụng ở cấp độ thế giới trong [[Giải vô địch bóng đá thế giới 1998|World Cup 1998]] và [[Giải vô địch bóng đá thế giới 2002|World Cup 2002]] với [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp|Pháp]] là đội tuyển đầu tiên tận dụng được lợi thế này khi giành chiến thắng trước [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Paraguay|Paraguay]] bằng bàn thắng vàng của [[Laurent Blanc]] (năm [[1998]]), Pháp cũng là đội vô địch ở giải đấu năm 1998. Tại [[Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996]], [[đội tuyển bóng đá quốc gia Đức]] đã giành chức vô địch sau chiến thắng trước [[đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc]] bằng bàn thắng vàng của [[Oliver Bierhoff]]. Tại [[Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004]], luật bàn thắng vàng được thay thế bằng luật ''[[Bàn thắng bạc]]'' theo đó nếu kết thúc hiệp phụ đầu tiên mà có một đội dẫn trước về tỉ số, trận đấu sẽ kết thúc với chiến thắng dành cho đội có lợi thế về tỉ số. Tuy nhiên hiện nay IFAB đã bỏ việc thử nghiệm cả hai luật này.<ref>{{en}} {{Chú thích web | tiêu đề = Time running out for silver goal | work = Reuters| url = http://web.archive.org/web/20130806210508/http://www.rediff.com/sports/2004/jul/02silver.htm | tác giả 1 = Collett, Mike | ngày tháng = ngày 2 tháng 7 năm 2004 | ngày truy cập = ngày 7 tháng 10 năm 2007}}</ref>
 
Trong các trận đấu loại trực tiếp theo [[Thể thức hai lượt|thể thức lượt đi-lượt về]], thông thường người ta sẽ tính tới ''[[luật bàn thắng sân khách]]''. Theo đó nếu sau hai trận mà hai đội có kết quả chung cuộc hòa nhau, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách sẽ là đội giành chiến thắng. Tuy nhiên không phải giải đấu lớn nào cũng sử dụng lợi thế này, ví dụ như tại [[Copa Libertadores]] ở [[Nam Mỹ]].