Khác biệt giữa bản sửa đổi của “X-Men”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nucnick (thảo luận | đóng góp)
(tóm lược sửa đổi đã bị xóa)
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của Nucnick (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 318:
* '''Bài xích Do Thái''': Một sự ám chỉ rõ ràng trong những thập niên gần đây, đó là sự so sánh việc chống dị nhân với chống Do Thái. Magneto, một người sống sót sau thảm họa diệt chủng của [[Đức Quốc xã|Đức quốc xã]], đã nhận thấy tình trạng của người đột biến chẳng khác gì những người Do Thái trong các trại tập trung. Thậm chí có lúc ông ta còn phát biểu "never again" (không bao giờ lặp lại) trong phim hoạt hình X-Men vào năm 1992. Trong truyện tranh, Magneto thường tím cách xây dựng một "xứ sở cho những người đột biến", tương tự như sự thành lập [[Israel]] hiện tại. Những trại nô lệ dị nhân trên đảo [[Genosha]], nơi đóng dấu hiệu lên trán của họ, giống y như những gì diễn ra ở trại tập trung của Đức quốc xã, những trại giam trong sự kiện [[Days of Future Past]] (Ngày quá khứ của tương lai) cũng vậy. Một dấu hiệu ám chỉ khác là trong tập phim X-Men thứ ba, khi được Spike hỏi: "Nếu ông là người đột biến, vậy dấu ấn của ông đâu?" Magneto đã trưng ra dấu khắc trong trại tập trung, và nói rằng bất cứ ai cũng đừng hòng chạm vào da của ông ta được nữa.
* '''Bài xích Thiên Chúa giáo''': Trong các tập truyện X-Books (truyện ăn theo X-Men) có một mối liên hệ ẩn dụ giữa sự bài xích Thiên Chúa giáo và sự vu khống X-Men, làm cho họ bị xa lánh. Giống như Thiên Chúa giáo, bị hồ nghi và ghê sợ trong những năm đầu lịch sử nước Mỹ bởi lòng trung thành với [[Giáo hoàng]] nước ngoài, các dị nhân cũng bị nghi ngờ liệu họ có vừa chấp hành luật pháp như những công dân bình thường vừa trung thành với "động cơ của dị nhân" (''mutant cause'') hay không. Một số thành viên X-Men theo đạo Thiên Chúa có thể kể đến [[Nightcrawler (truyện tranh)|Nightcrawler]], [[Havok]], [[Gambit]], [[Siryn]], [[Banshee]], [[Sunspot]], [[Skin]] và [[Karma (X-Men)|Karma]].
* '''Một nền văn hóa thu nhỏ''': Trong một số trường hợp, đặc biệt trong những câu chuyện của tác giả [[Grant Morrison]] đầu [[thập niên 2000]], các dị nhân được khắc họa như một nền văn hóa thu nhỏ đặc trưng, với những "băng nhóm người đột biến" và những nhà thiết kế thời trang tạo ra các trang bị phù hợp với năng lực của từng dị nhân. Trong loạt truyện [[Distinct X]], trong lòng [[Thành phố New York]] tồn tại một nơi gọi là "thành phố người đột biến". Những sự thể hiện này giống như cách mà các thành phần thiểu số tự xây dựng nền văn hóa cho riêng mình, tách biệt họ với nền văn hóa chung bao la. Đạo diễn [[Bryan Singer]] đã bình luận rằng thương hiệu X-Men có tính ẩn dụ với việc chấp nhận mọi cá thể bất chấp những năng khiếu đặc biệt và độc nhất của họ. Tình trạng giấu mình của người đột biến cũng tương tự như cảm giác xa cách và e sợ của con người suốt trong quá trình phát triển thời niên thiếu.
* '''Cá tính''': Trong một số nhân vật, những nội dung ẩn dụ được trình bày theo hướng cá nhân hơn là chính trị. Thí dụ [[Cyclops (truyện tranh)|Cyclops]] luôn luôn phải mang một loại mắt kính đặc biệt để kiểm soát năng lực của mình, dẫn đến một cảm giác bị ức chế tình cảm ngày càng tăng; [[Rogue (truyện tranh)|Rogue]], với những năng lực khiến cô phải tránh mọi tiếp xúc trực tiếp với người khác, luôn có cảm giác cô đơn khủng khiếp; và thiên tài khoa học [[Beast]], người có bề ngoài lông lá như cầm thú, luôn phải đấu tranh với nhận thức rằng anh là một sinh vật quái dị. Theo đó, tác động xa lánh khỏi tinh thần và niềm hạnh phúc của người thường luôn được bộc lộ trong loạt truyện.