Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Địa lý châu Á”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 45096636 của 113.20.116.166 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
n Typo fixing, replaced: biển Đông → Biển Đông, Biển hồ → Biển Hồ (2) using AWB
Dòng 33:
[[Tập tin:Southeast asia.jpg|nhỏ|phải|220px|Khu vực Đông Nam Á với các đảo và vùng biển quan trọng]]
* Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung. Các biển quan trọng nhất là [[Biển Bering|Bering]], [[Biển Okhotsk|Okhotsk]], [[Biển Nhật Bản|Nhật Bản]], [[Hoàng Hải]] và [[Biển Hoa Đông|Hoa Đông]]. Các biển này phân cách với nhau và đại dương bởi các bán đảo [[Bán đảo Kamchatka|Kamchatka]], [[bán đảo Triều Tiên|Triều Tiên]], các [[quần đảo Aleut]]ian, [[Quần đảo Kuril|Kuril]], [[Quần đảo Nansei|Ryukyu]] cùng các [[đảo Sakhalin]], [[Đài Loan]]... Dọc theo bờ Đông các vòng cung đảo của Đông Á là các [[vực biển]] hẹp và rất sâu như [[Rãnh Kuril-Kamchatka|Kuril]] (10.549 m), [[Rãnh Nhật Bản|Nhật Bản]] (9764 m), [[Rãnh Mariana|Marian]] (11.034 m), [[Rãnh Ryukyu|Ryukyu]] (7507 m) và [[Rãnh Philippines|Philipines]] (10.497 m)<ref name=TBD/>... Tính chất phức tạp của bờ Tây Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển dịch, xô húc của các [[mảng Thái Bình Dương]] với [[mảng Á-Âu]] và [[mảng kiến tạo|các mảng khác]].
* Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp. Đó là khu vực [[Đông Nam Á]]. Thuộc khu vực này gồm các [[Đông Dương|bán đảo Trung Ấn]] và [[quần đảo Mã Lai]]. Quần đảo Mã Lai rất rộng, có số lượng đảo lớn nhất thế giới. Trong số hơn 2 vạn hòn đảo lớn nhỏ có 6 đảo lớn nhất, đó là [[Borneo]] (ở [[Malaysia]] gọi là Kalimantan), [[Sumatra]], [[Java]], [[Sulawesi]], [[Luzon]] và [[Mindanao]]. Nằm giữa các [[đảo]] nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là [[biểnBiển Đông]] (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), [[biển Java]], [[biển Sulu]], [[biển Sulawesi]], [[biển Banda]]... Biển Đông là biển lớn nhất, cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía Đông đường [[kinh tuyến]] 110° Đông nhìn chung là vùng biển sâu hơn 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm và [[san hô|đảo san hô]]. Hai quần đảo [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]] đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển đường kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không quá 100m. Biển Đông được nối với biển Java qua một eo biển rộng là [[Karimata]] nằm giữa đảo Borneo và [[Billiton]] thuộc [[Indonesia]].
* Phía Nam châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị chia cắt mạnh, tạo thành 3 [[bán đảo]] lớn là [[Đông Dương|Trung Ấn]], [[Indostan]] ([[Ấn Độ]]) và [[bán đảo Ả Rập|Ả Rập]]. Nằm giữa các bán đảo đó là các biển và vịnh biển lớn như [[biển Andaman]], [[biển Ả Rập]], [[vịnh Bengal]], [[vịnh Ba Tư]]...
* Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông [[Địa Trung Hải]] thuộc [[Đại Tây Dương]]. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt [[kinh tế]] và [[chính trị]].