Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại 1sửa đổi của 27.72.144.73 (thảo luận), quay về phiên bản cuối của Ti2008. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 23:
 
=== Phạt Kim và khoách trương ===
Kim và người Mông Cổ có thù truyền thế{{NoteTag|Thời kỳ các bộ tộc Mông Cổ còn phiên thuộc Kim, nhằm đề phòng xuất hiện bộ lạc thống nhất lớn mạnh, Kim thường kích động các các bộ tộc Mông Cổ chiến đầu với nhau, đồng thời vài năm lại suất quân đến Mạc Bắc đồ sát, giảm đinh, khiến các bộ tộc Mông Cổ có tâm thái đối địch với Kim<ref name="蒙古帝國時期">《征服王朝的時代》〈第六章 元代的中國支配〉: 第139頁-第151頁.</ref>.}}, Thành Cát Tư Hãn có ý phạt Kim báo thù, tuy nhiên Tây Hạ và Kim liên minh, nhằm tránh bị Tây Hạ khiên chế nên Mông Cổ ba lần suất quân (1205, 1207, 1209-1210) tiến công, buộc [[Tây Hạ Tương Tông]] xưng thần. Năm 1210, Thành Cát Tư Hãn và Kim đoạn giao, sang năm sau [[Chiến tranh Mông-Kim]] bùng phát. Trong [[Chiến dịch Dã Hồ Lĩnh]] và [[trận Cối Hà Bảo]], quân Mông Cổ đại phá 4045 vạn quân Kim, sau đó đánh vào khu vực [[Hoa Bắc]] và tiến hành đồ sát hàng loạt thành trì. Năm 1214, quân Mông Cổ bao vây thủ đô Trung Đô (nay là [[Bắc Kinh]]) của Kim, [[Kim Tuyên Tông]] buộc phải xưng thần. Năm 1215, quân Mông Cổ nam hạ công chiếm Trung Đô, đồng thời có được danh tướng [[Da Luật Sở Tài]], nhân vật này có công lớn trong việc trợ giúp người Mông Cổ củng cố Hoa Bắc. Năm 1217, Thành Cát Tư Hãn do Tây chinh Khwarezm nên mệnh cho [[Mộc Hoa Lê]] thống lĩnh Hán địa, phong người này làm "Thái sư quốc vương"<ref>《元史卷一百一十九‧列傳第六‧木華黎》:「丁丑八月,詔封太師、國王、都行省承制行事,賜誓券、黃金印曰:「子孫傳國,世世不絕。」分弘吉剌、亦乞烈思、兀魯兀、忙兀等十軍,及吾也而契丹、蕃、漢等軍,並屬麾下。且諭曰:「太行之北,朕自經略,太行以南,卿其勉之。」賜大駕所建九斿大旗,仍諭諸將曰:「木華黎建此旗以出號令,如朕親臨也。」乃建行省于雲、燕,以圖中原,遂自燕南攻遂城及蠡州諸城,拔之。」</ref>, mệnh cho Mộc Hoa Lê tiếp tục tiến công Kim. Nhằm củng cố Hán địa, Mộc Hoa Lê thu hàng thế lực tự vệ địa phương như của [[Sử Thiên Trạch]], [[Trương Nhu]], [[Nghiêm Thực]] và [[Trương Hoành]], sử gọi là "Hán tộc tứ đại thế hầu", về sau họ cũng phò tá Hốt Tất Liệt kiến lập triều Nguyên<ref name="蒙古帝國時期"/>. Mộc Hoa Lê thông qua chiến tranh khiến cho cương vực Kim chỉ còn lại Hà Nam và Quan Trung, đồng thời năm 1231 ông phái binh tiến công [[Cao Ly]], khiến triều đình Cao Ly đào thoát đến [[Ganghwa (đảo)|đảo Giang Hoa]]<ref name="成吉思汗"/>。
 
Ở phía tây, để lập tuyến đường thông sang phương tây, ngay từ năm 1209-1210 Mông Cổ đã buộc người Úy Ngột Nhi tại đông bộ [[Tân Cương]] và người Cáp Lạt Lỗ tại thung lũng [[sông Y Lê]] quy thuận. Trong khi Kim thiên đô và tiến đến diệt vong, [[Nhà Khwarezm-Shah|Khwarezm]] dưới quyền [[Muhammad II của Khwarezm|Muhammad II]] quật khởi tại Trung Á, đại thần địa phương của nước này tại Otrar là Inalchuq hai lần đồ sát thương đội Mông Cổ đồng thời làm nhục sứ thần Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn bèn quyết tâm phát động Tây chinh lần thứ nhất. Năm 1218, tướng Mông Cổ là [[Triết Biệt]] giết Hoàng đế [[Tây Liêu]] [[Khuất Xuất Luật]], công chiếm khu vực Tarim. Tháng 6 năm sau Thành Cát Tư Hãn đích thân đem quân chủ lực Mông Cổ gồm 10 vạn người Tây chinh Khwarezm. Muhammad II không kháng cự lại nổi quân Mông Cổ, lo sợ nên đào thoát, quân Mông Cổ đồ sát các thành trấn, và đến năm 1221 thì Khwarezm diệt vong. Thành Cát Tư Hãn mệnh [[Tốc Bất Đài]] và Triết Biệt truy sát Muhammad II, Muhammad II cuối cùng mất tại [[biển Caspia]]. Con trai của Muhammad II là Jalal ad-Din anh dũng kháng địch trong trận Parwan, song cuối cùng phải đào thoát đến [[Ấn Độ]], năm 1224 phục quốc tại [[Tabriz]]. Năm 1230, Jalal ad-Din bị tướng quân Mông Cổ Xước Nhi Mã Hãn công diệt<ref name="成吉思汗"/>. Tốc Bất Đài và Triết Biệt cuối cùng vào năm 1222 cùng Tát Mã Nhĩ Hãn xuất phát đi qua bắc bộ cao nguyên Iran, tiến công các quốc gia Nam Kavkaz rồi vượt dãy Kavkaz đến Khâm Sát (miền nam Nga), trong khoảng thời gian đó công chiếm không ít quốc gia. Trong [[trận sông Kalka]] năm 1223 tại lãnh thổ nay thuộc [[Ukraina]], quân Mông Cổ đánh tan liên quân các quốc gia [[Rus Kiev]] và Khâm Sát, đồng thời tiến quân theo hướng tây đến [[sông Dnister]] thuộc miền tây Ukraina ngày nay, sau chuyển sang vây đánh Kiev, rồi trở về phía đông. Tháng 9 năm 1223, quân Mông đang tiến công [[Volga Bulgaria]] tại trung thượng du [[sông Volga]] thì vượt sông về Trung Á. Thành Cát Tư Hãn đem lãnh thổ mới mở rộng phân phong cấp cho trưởng tử Truật Xích, thứ tử Sát Hợp Đài và tam tử Oa Khoát Đài, tứ tử [[Đà Lôi]] lĩnh Mông Cổ bản thổ, Oa Khoát Đài trở thành người kế thừa đại hãn. Năm 1225, sau khi Mông Cổ hồi quân, do Tây Hạ không phối hợp Tây chinh, Thành Cát Tư Hãn suất quân nhằm tiêu diệt Tây Hạ. Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn bệnh mất, Đà Lôi giám quốc.<ref name="成吉思汗"/>。