Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 71:
Hậu kỳ của triều Nguyên, đặc biệt là từ năm 1340 đến 1350, trong nước thường phát sinh hạn hán, ôn dịch và thủy tai, khu vực [[Hoàng Hà]] chịu nạn lụt hết sức nghiêm trọng. Trong khi đó, triều đình Nguyên không ngừng thu các loại thuế, khiến sinh hoạt của bách tính càng thêm gian khổ, do vậy [[Bạch Liên giáo]] dần thịnh hành, trở thành thế lực đối kháng với triều Nguyên. Ngay từ năm 1325 đã phát sinh sự kiện Triệu Sử Tư, Quách Bồ Rá lãnh đạo khởi sự vũ trang tại Hà Nam. Năm 1338, tại Viên Châu thuộc Giang Tây (nay là [[Nghi Xuân, Giang Tây]]), nhóm giáo đồ Bạch Liên giáo dưới quyền [[Bành Oánh Ngọc|Bành hòa thượng]], [[Chu Tử Vượng]] [[Khởi nghĩa Bạch Liên giáo|khởi nghĩa thất bại]], Bành hòa thượng chạy đến Hoài Tây. Năm 1350, triều đình Nguyên hạ lệnh cải cách tiền tệ, cho đúc "Chí Chính thông bảo", đồng thời phát hành lượng lớn "Trung Thống nguyên bảo giao sao" mới, khiến vật giá gia tăng nhanh chóng. Năm sau, Nguyên Huệ Tông phái Giả Lỗ trị thủy Hoàng Hà, muốn phục hồi dòng chảy cũ, huy động sử dụng tới 15 vạn dân phu, 2 vạn binh sĩ. Tuy nhiên, quan lại thừa cơ thủ lợi, gây bất mãn trong dân chúng. Các thủ lĩnh Bạch Liên giáo là [[Hàn Sơn Đồng]], [[Lưu Phúc Thông]] quyết định vào tháng 5 sẽ lãnh đạo giáo chúng khởi sự, song âm mưu bị lộ nên Hàn Sơn Đồng bị giết. Lưu Phúc Thông lập con của Hàn Sơn Đồng là [[Hàn Lâm Nhi]] làm thủ lĩnh tối cao, nói rằng Hàn Sơn Đồng là cháu đời thứ tám của [[Tống Huy Tông]], đề ra kỳ hiệu "phục Tống", lấy [[Quân Khăn Đỏ|khăn đỏ]] làm dấu hiệu. Sau đó, [[Quách Tử Hưng]] tại Hào Châu thuộc An Huy khởi sự, nhóm Chi Ma Lý chiếm lĩnh Từ Châu, đây là [[Quân Khăn Đỏ|Hồng Cân quân]] hệ phía đông. Tại Hồng Cân quân hệ phía tây, [[Bành Oánh Ngọc]], [[Trâu Phổ Thắng]] và [[Từ Thọ Huy]] tại Kỳ Châu thuộc Hồ Bắc khởi sự, đặt quốc hiệu là "[[Thiên Hoàn]]". Thế lực của Hồng Cân quân có ở khắp nơi tại Giang Bắc, Giang Nam, Lưỡng Hồ và Tứ Xuyên, ngoài Hồng Cân quân còn có lực lượng như của [[Trương Sĩ Thành]] khởi sự, dân biến báo trước sự diệt vong của triều Nguyên<ref>劉浦江《元明革命的民族主義想像》,〈中國史研究〉2014年第3期</ref>.
 
Triều đình Nguyên phái binh trấn áp Hồng Cân quân tại các nơi, Thừa tướng Thoát Thoát tự suất quân nam hạ công hãm quân Chi Ma Lý tại Từ Châu, trong một thời gian áp chế được quân dân biến. Tuy nhiên, vào năm 1354 Thoát Thoát khi tấn công quân Trương Sĩ Thành tại Cao Bưu thì bị đại thần triều đình hạch hỏi nên không giành được chiến thắng chung cuộc. Lực lượng của Từ Thọ Huy cuối cùng phân liệt thành lực lượng dưới quyền [[Trần Hữu Lượng]] tại Lưỡng Hồ và lực lượng dưới quyền [[Minh Ngọc Trân]] tại Tứ Xuyên. Bộ hạ [[Chu Nguyên Chương]] của Quách Tử Hưng tại Lưỡng Hoài vào năm 1356 lấy [[Nam Kinh]] làm căn cứ địa bắt đầu mở rộng địa bàn, đến năm 1363 tiến hành tác chiến với Trần Hữu Lượng đang chiếm cứ Lưỡng Hồ, cuối cùng trong [[trận hồ Bà Dương]] thì thu được thắng lợi. Năm 1365, sau khi chiếm lĩnh Lưỡng Hồ, Chu Nguyên Chương vào mùa đông đông tiến nhằm tiến công Trương Sĩ Thành đang chiếm cứ duyên hải Giang Tô. Năm 1367, sau khi bình định Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Trương tiếp tục nam hạ áp chế [[Phương Quốc Trân]] tại [[Chiết Giang]], đến đây Giang Nam không còn thế lực nào phản kháng Chu Nguyên Chương. Ngoài ra, Phúc Kiến từ năm 1357 đến năm 1368 phát sinh biến loạn của quân Sắc Mục, sử xưng [[loạn Ispah]]. Đồng thời kỳ, quân Nguyên dưới quyền [[Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi]] và [[Lý Tư Tề]] phản kích Hồng Cân quân tại phương bắc. Năm 1363 Hồng Cân quân tại phương bắc cuối cùng trong chiến dịch An Phong chiến bại trước Trương Sĩ Thành lúc này đã hàng Nguyên, Lưu Phúc Thông chiến tử còn Hàn Lâm nhiNhi đi về phía nam nương nhờ Chu Nguyên Chương song sau đó bị giết.

Chu Nguyên Chương sau khi thống nhất Giang Nam đến năm 1367 hạ lệnh Bắc phạt, ông phái [[Từ Đạt]], [[Thường Ngộ Xuân]] suất quân Minh phân biệt tiến công Sơn Đông và Hà Nam, đồng thời phong tỏa [[Đồng Quan]] nhằm để phòng quân Nguyên tại [[Quan Trung]] tiếp viện cho Trung Nguyên. Năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng là hoàng đế, lập ra [[nhà Minh]]. Tháng tám năm 1368, quân Minh công hãm Đại Đô của Nguyên, Nguyên Huệ Tông đào thoát về bắc, sách sử gọicoi đây là năm triều Nguyên kết thúc. Tuy nhiên, triều đình Nguyên vẫn tại Thượng Đô, sách sử gọi triều đình Nguyên từ đó về sau là Bắc Nguyên. Triều đình Minh nhận định Nguyên Huệ Tông thuận thiên minh mệnh, do vậy đặt thụy hiệu là Nguyên Thuận Đế<ref name="惠宗失國"/>
 
=== Thời kỳ Bắc Nguyên ===