Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội các”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18:
Những quyết định chung cuộc của nội các thì bí mật và các tài liệu có liên quan được đánh dấu bảo mật. Đa số các tài liệu có liên quan đến quyết định của nội các sẽ được công bố trong một khoảng thời gian đáng kể sau khi nội các đó giải tán; thí dụ thời gian là 20 năm sau khi chúng được thảo luận.
 
Theo lý thuyết, [[thủ tướng]] là viên chức cao cấp trong số các viên chức có tư cách ngang hàng nhau (''first among equals''). Tuy nhiên, thủ tướng là người mà [[nguyên thủ quốc gia]] cuối cùng tìm đến để được cố vấn cho việc thực thi [[hành pháp|quyền lực hành pháp]] mà có thể bao gồm quyền lực tuyên chiến, sử dụng [[vũ khí hạt nhân]], bãi nhiệm các bộ trưởng khỏi nội các, và định đoạt các bộ khi thay đổi nội các. Trong thực tế, thủ tướng ở vị trí có liên quan đến quyền lực hành pháp có nghĩa rằng thủ tướng có cấp bậtbậc kiểm soát cao trong nội các: bất cứ sự nới rộng trách nhiệm cho hướng đi chung của chính phủ thường được thực hiện theo sự điều khiển của thủ tướng.
 
'''Nội các bóng tối''' (''shadow cabinet'') là thuật từ dùng để chỉ nhóm người bao gồm những thành viên lãnh đạo hay những người ngồi ghế hàng đầu trong nghị viện quốc gia của [[đảng đối lập]]. Thông thường nhóm người này giữ những vị trí đối trọng "bóng tối" đối với các bộ nội các nhằm đặt nghi vấn những quyết định của nội các và đề nghị những chính sách khác thay thế.