Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hứa Thế Hữu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xixaxixup (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n 4 bài học sai lầm của Hứa Thế Hữu trong chiến tranh biên giới Việt Trung và mệnh lệnh sai lầm khiến 2 tiểu đoàn quân TQ bị Việt Nam bắt sống.
Dòng 4:
 
Từ năm 1982 đến khi mất là Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
 
Ngoài các sai lầm trong việc sử dụng chiến thuật "biển người" đã lạc hậu, Hứa Thế Hữu cũng đã rút ra một số sai lầm và bài học trong tổ chức và chỉ huy quân đội. Trong 4 bài học mà Hứa Thế Hữu rút ra sau chiến tranh<ref name="Hứa Thế Hữu rút ra các bài học">{{chú thích báo|title=4 bài học của Hứa Thế Hữu|url=http://www.moquocte.com/2018/10/hua-huu-tong-ket-4-yeu-kem-khi-danh-viet-nam.html|publisher=16/10/2018}}</ref> thì có 2 bài học thuộc về chủ quan. Đó là chưa nhận thức đầy đủ về địa hình và khí hậu :"Trong quá khứ chúng ta phần nhiều là đánh trận ở phương Bắc, đối với tác chiến ở phương Nam, từ bản thân tôi đến các cấp bên dưới đều không quen thuộc. Đối với việc tác chiến trong khí hậu rừng rậm cận nhiệt đới không có kinh nghiệm. Sau tháng 10 là mùa khô, sau tháng 5 là mùa mưa, chúng ta không quen kiểu khí hậu này. Chúng ta cũng không nhận thức đầy đủ địa hình sơn địa. Địa hình này dễ thủ khó công, ban đầu đối sách bất lực, mấy ngày sau mới tổng kết được chiến thuật có lợi".
 
Thứ hai là sự chủ quan, chưa đánh giá hết khó khăn: "Sau khi đánh vào sâu tung thâm đối phương, hành quân không có người dẫn đường, đói không có người tiếp tế, thương binh không có người tải thương. Việt Nam cũng thực hiện toàn dân là binh, cô gái bà già đều bắn vào quân ta".
 
Ngoài những yếu tố này ra, Hứa Thế Hữu cũng được cho là phải chịu trách nhiệm về sự việc hai tiểu đoàn quân Trung Quốc bị Việt Nam bắt sống<ref name="Hai tiểu đoàn TQ bị Việt Nam bắt sống">{{chú thích báo|title=Hai tiểu đoàn TQ bị Việt Nam bắt sống|url=http://www.moquocte.com/2018/01/ngua-non-hau-da-2-tieu-doan-tq-bi-viet-nam-bat-song.html|publisher=13/1/2018}}</ref> vào thời điểm khi quân Trung Quốc sắp rút lui.
 
Theo tài liệu phía Trung Quốc: Ngày 4/3/1979 quân đội Trung Quốc tấn công chiếm được thị xã Lạng Sơn, mục đích cuối cùng của cuộc chiến đã đạt được, ngày 5/3/1979 quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân. Sau khi nhận được mệnh lệnh rút quân, sư đoàn 150 đóng tại Quảng Tây rất sốt ruột, bởi vì trong cuộc chiến họ vẫn chưa ra đến chiến trường. Lãnh đạo sư đoàn 150 cảm thấy mất mặt bèn xin với Hứa Thế Hữu cho ra tham chiến để bộ đội được rèn luyện trong hoàn cảnh thực chiến một chút.
 
Ban đầu Hứa Thế Hữu không đồng ý nhưng vì lãnh đạo sư đoàn 150 nhiều lần thỉnh cầu, Hứa Thế Hữu mềm lòng để bộ đội sư đoàn này rời khỏi nước đảm nhiệm nhiệm vụ yểm hộ. Do vội vã lâm trận cho nên có những sĩ quan chỉ huy của sư đoàn này khinh địch. Hai tiểu đoàn của sư đoàn này vừa mới qua khỏi biên giới vào Cao Bằng thì bị quân đội Việt Nam bao vây.
 
Hai tiểu đoàn bị vây này mất liên lạc với hậu phương mà đại đa số là tân binh, kinh nghiệm tác chiến rất thiếu mà chỉ huy lại sai lầm . Bởi vậy số lớn quan binh của hai tiểu đoàn này bị quân Việt Nam bắt giữ, có 1 đại đội thậm chí đầu hàng tập thể. Đây cũng là thất bại nghiêm trọng nhất của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt Trung.
 
==Tham khảo==