Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cacao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 48:
Ở [[Việt Nam]], ca cao được du nhập vào rất sớm, theo chân các nhà truyền giáo phương Tây.{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}} Hiện tại, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, vùng [[Tây Nguyên]] vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển cây ca cao. Ở đây, theo nghiên cứu thống kê thì cây ra hoa cho quả quanh năm, sản lượng bình quân đạt 3 kg hạt khô trên một cây 5 năm tuổi.{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}}
 
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, cây ca cao chưa phát triển rộng rãi do thu hoạch không tập trung, kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cũng phức tạp, phải ủ lên men... nên người dân ngại trồng.{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}}. Ở Việt Nam hiện tại, địa phương có diện tích trồng ca cao lớn nhất là Bến TreDaklak với khoảng hơn 5000ha2000ha.
 
Giá sàn thu mua trái ca cao tươi tại thời điểm tháng 4/2018 là 4000VND/1kg (tham khảo giá của công ty Trọng Đức).
Dòng 66:
{{Tham khảo}}
 
{{thể loại Commons|Cocoa}}Cây ca cao là cây công nghiệp nhiệt đới nên thích hợp trồng ở những vùng xích đạo. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là 25 độ C với độ ẩm vào khoảng 70- 85 %. Cây ca cao là cây ưa bóng.
{{thể loại Commons|Cocoa}}
 
Khí hậu: Cây ca cao thường thích hợp ở những vùng có độ cao không quá 800m so với mặt nước biển với lượng mưa hàng năm vào khoảng từ 1500- 2000mm, mùa khô không kéo dài quá 3 tháng. Nhiệt độ tối thích là 25 độ đến 30 độ, nếu quá 35 độ C thì cây bắt đầu héo rũ. Nhiệt độ tối thiểu đạt 18- 21 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây ngừng sinh trưởng.
 
Gió: Cây ca cao không thích hợp với những vùng có gió mạnh bởi bộ rễ cây khá yếu. Nếu trồng ca cao ở vùng thường xuyên có gió lớn nhất quyết phải trồng thêm cây chắn gió để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
 
Nước: Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây ca cao cần được cung cấp nước đầy đủ, nhất là trong mùa khô. Cây ca cao thường ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, khi cây đã được định hình đầy đủ. Nếu trong mùa khô được cung cấp nước đầy đủ thì cây ca cao có thể ra trái quanh năm. Trong thời kì kinh doanh cây ca cao có thể phát triển bình thường khi thiếu nước tuy nhiên năng suất khá thấp, hạt nhỏ và có tỷ lệ bơ thấp và vỏ nhiều.
 
Đất đai: Cây ca cao có thể sinh trưởng và thích nghi với nhiều vùng trồng hay địa hình khác nhau, tù những vùng đất dốc, đất cát, đất phù sa ven song hay cả đất bạc màu nếu được cung cấp đầy đủ bóng che và nước tưới. Tuy nhiên cây thích hợp nhất ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, độ pH đạt 5,5 – 5,8. Tầng canh tác dàu khoảng từ 1- 1,5m. Đất giàu chất hữu cơ, có khả năng giữ nước cũng như thoát nước tốt. Nếu trồng ca cao trên những vùng đất bạc màu hoặc kém màu mỡ thì trước hết cần áp dụng các biện pháp canh tác như bón vôi hoặc bón phân hữu cơ để cải thiện đất trước khi trồng.
 
Bóng che: Cây ca cao là cây ưa bóng, chính vì vậy cây rất thích hợp trồng xen với những vườn cây công nghiệp khác như điều, chuối hay các loại cây công nghiệp có tán thưa. Nếu bạn muốn cải thiện các vườn tạp đã cằn cỗi có thể chọn lựa ca cao để thay đổi cây trồng. Nếu trồng ca cao trên các vùng đồi trọc bà con cần chú ý che bóng đầy đủ cho cây. Mùa khô ở Đắk Lắk thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên khiến lá cây ca cao bị rách và xơ xác, chính vì vậy nếu không trồng xen ca cao bà con cần sử dụng các loại cây như muồng hoa vàng, cốt khí để che bóng cho vườn cây. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần sử dụng các loại vật liệu sẵn có tại địa phương để che túp cho cây như lá chuối, cây ngô,. Khi che không nên che kín ngọn hoặc che quá thấp sẽ làm khô ngọn.
 
Tại Việt nam cây ca cao thích hợp trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như Duyên hải Nam Trung Bộ, Miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên. Tùy vào từng vùng khác nhau bà con cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật để giúp cây đạt điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
[[Thể loại:Theobroma|C]]
[[Thể loại:Sô-cô-la]]