Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 207:
Trước khi bị đế chế phương Bắc chinh phục và biến thành quận huyện, xã hội Việt cổ hình thành trên nền tảng nghề trồng lúa nước phát triển ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hình thái nhà nước sơ khai dựa trên chế độ thủ lĩnh địa phương là Lạc tướng.
 
Từ đầu côngCông nguyên trở đi, nền văn minh Đông Sơn bị giải thể về cấu trúc<ref name="LS240">[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr 240</ref>. Theo các sử gia hiện đại, các ''mảnh vụn'' của nền văn minh này tuy không bị mất đi nhưng một mặt đã hòa vào nền văn hóa dân gian và của các xóm làng Việt cổ và các thành phần tộc người khác ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] và [[Đông Nam Á]]; mặt khác đã gá lắp với những thể chế văn hóa, văn minh ngoại lai từ [[Trung Quốc]] và [[Ấn Độ]]. Do đó, dần dần đã tạo nên một sắc thái văn hóa – văn minh mới là [[văn minh Hán-Việt]] và Việt-Hán.
 
Cùng chịu chung sự cai trị với người Trung Quốc nhưng người Việt bị xem là Man Di, chịu chính sách phân biệt Hoa – Di. Việc phân biệt đó tạo hố ngăn cách giữa người Việt và người Hoa, do đó các thủ lĩnh người Việt nổi dậy như Lương Thạc, Lý Trường Nhân đã giết nhiều quan lại và kiều dân người Hoa khi họ nổi dậy<ref name="LS240"/>.