Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
[[Tập tin:Gustave Moreau 006.jpg|nhỏ|upright|''[[Prometheus]]'' (tranh năm 1868 bởi [[Gustave Moreau]]). Huyền thoại về Prometheus được xác nhận bởi [[Hēsíodos]] và về sau làm nên cốt lõi cho bộ ba kịch được cho là của [[Aeschylus]], bao gồm ''[[Prometheus bị xiềng]]'', ''[[Prometheus tháo xiềng]]'', và ''[[Prometheus Pyrphoros]]''.]]
 
Trong số các nguồn tư liệu văn học đầu tiên có hai bản anh hùng ca của [[Hómēros]], ''Iliad'' (I-li-át) và ''Odýsseia'' (Ô-đi-xê). Các nhà thơ khác tạo nên tuyển tập gọi là ''Tập anh hùng ca'' (''Epikos Kyklos''), nhưng các trường ca ra đời sau và ngắn hơn này ngày nay đã thất lạc toàn bộ. Ngoài ra còn có "Những bài ca Hómēros" ("Homeric Hymns"), tuy tên như vậy nhưng không có mối liên hệ trực tiếp nào với Hómēros. Chúng là những bài hát hợp xướng trong giai đoạn đầu của một thời kì gọi là "Kỉ nguyên thơ trữ tình" ("lyric poetry")<ref name="Miles7">Miles, ''Classical Mythology in English Literature'', 7</ref>. [[Hēsíodos]], một người có thể cùng thời với Hómēros, cung cấp trong ''[[Thần phả (trường ca)|Theogonía]]'' (''Nguồn gốc các vị thần'') bản ghi chép đầy đủ nhất về các huyền thoại Hy Lạp đầu tiên, liên quan tới sự sáng tạo thế giới; nguồn gốc các vị thần, các [[Titan (thần thoại)|Titan]], và những người khổng lồ Gigantes; cũng như đánh giá phả hệ, truyện dân gian, và các huyền thoại khởi thủy. Hēsíodos cũng là tác giả của ''Ἔργα καὶ Ἡμέραι, Erga kai Hēmerai'' (Công việc và Ngày), một trường ca có tính cách giáo dục về đời sống trồng trọt, và cũng bao gồm các thần thoại về [[Prometheus]], [[Pandora]], và [[Bốn Thời Đại Người|Các Thời Đại Người]]. Nhà thơ đưa ra những lời khuyên về cách tốt nhất để thành công trong một thế giới ngặt nghèo, thậm chí còn bị làm cho ngặt nghèo hơn nữa bởi các vị thần<ref name="Br" />.
 
Các bài thơ trữ tình thường mượn chất liệu từ thần thoại, nhưng cách xử lý của nó ít mang tính tường thuật mà mang tính tượng trưng nhiều hơn. Các nhà thơ của trào lưu này bao gồm [[Pindar]], [[Bacchylides]], [[Simonides của Keos|Simonides]], các nhà thơ điền viên như [[Theocritus]] và [[Bion của Smyrna|Bion]], liên quan tới các đoạn thần thoại riêng lẻ<ref name="Klatt-Brazouskixii">Klatt-Brazouski,''Ancient Greek nad Roman Mythology'', xii</ref>. Thêm nữa, huyền thoại đã là trung tâm của [[sân khấu Hy Lạp cổ|sân khấu]] Athena cổ điển. Các tác gia bi kịch [[Aeschylus]], [[Sophocles]], và [[Euripides]] lấy hầu hết các cốt truyện của họ từ thần thoại của thời đại anh hùng và chiến tranh Troia. Nhiều câu chuyện bi kịch vĩ đại (ví dụ [[Agamemnon]] và lũ trẻ, [[Oedipus]], [[Jason (thần thoại)|Jason]], [[Medea]], vân vân) mang lấy hình thức kinh điển của chúng trong những vở bi kịch này. Nhà hài kịch [[Aristophanes]] cũng sử dụng thần thoại, trong vở ''Những con chim'' và ''Những con ếch''<ref name="Miles8">Miles, ''Classical Mythology in English Literature'', 8</ref>.